Tiết kiệm hay đầu tư để có tiền tỷ ở tuổi 20? Chỉ cần có đáp án cho 3 câu hỏi này chắc chắn bạn đã sẵn sàng bước vào thị trường
Có ý kiến cho rằng "tiết kiệm" là con đường an toàn nhưng sinh lời kém. Song "đầu tư" lại mang đến lợi nhuận hấp dẫn nhưng tiềm ẩn những rủi ro. Vậy thế hệ genZ nên lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư để có được tiền tỷ.
- 01-03-2022Người thường bán sức lấy lương, tỷ phú đi ngủ tiền cũng tự tìm tới, khác biệt ở chỗ: Kiếm tiền không phải để tiêu, để tiền tự sinh sôi mới là nước đi khôn khéo
- 28-02-20227 tư duy bí mật của tầng lớp thượng lưu quyết định đến túi tiền đầy hay vơi: Ai cũng có thể học để thoát nghèo!
- 28-02-2022“Rùng mình” trước số tiền mà tỉ phú Warren Buffett đánh mất trong những sai lầm đầu tư lớn nhất cuộc đời: Lỗ 3,5 tỉ USD cho một công ty giày vẫn chưa phải là tất cả
Gen Z là một thế hệ hứa hẹn sẽ có mức thu nhập vượt qua Millennials vào năm 2031, theo báo cáo của ngân hàng Mỹ. "Tiết kiệm hay đầu tư?" là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đặc biệt là với người trẻ. Tùy vào từng thời điểm, định hướng tài chính và mục tiêu trong tương lai của mỗi người, mọi người sẽ chọn cho mình hình thức phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ bạn nên lựa chọn đầu tư hay tiết kiệm.
Tiết kiệm là hình thức giữ tiền truyền thống và an toàn. Khoản tiền tiết kiệm sẽ không giảm theo thời gian nếu bạn không rút, mang lại sự an tâm. Đồng thời đây là con đường giúp mọi người đạt được mục tiêu cá nhân đúng thời gian nếu họ gửi đúng số tiền mỗi tháng vào ngân hàng.
Tỷ lệ rủi ro thấp đồng nghĩa với khả năng sinh lời thấp và bạn khó có thể tự do tài chính về lâu dài trong tương lai. Do lạm phát, số tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị mỗi năm. Nếu gửi ngân hàng và có tiền lãi, số này có thể bù đắp một phần tác động tiêu cực của lạm phát. Song lãi suất hiếm khi theo kịp tốc độ của lạm phát.
Trong khi đó, đầu tư là việc mua một loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, nhà đất, vàng, ngoại tệ, chứng khoán hay bất động sản với kỳ vọng giá trị của tài sản có thể sẽ tăng theo thời gian, từ đó tạo ra lợi nhuận. Các hình thức đầu tư này nếu thành công sẽ lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn.
Tuy nhiên khả năng sinh lời cao sẽ đi cùng với nhiều rủi ro hơn. Đôi khi giá đầu tư có thể giảm ngay trước khi người đầu tư cần tiền, điều này có thể khiến mọi người bị ràng buộc về mặt tài chính. Khi đó bạn buộc phải trì hoãn mục tiêu cho đến khi các khoản đầu tư tăng giá trị.
Vì thế tiết kiệm hay đầu tư luôn là câu hỏi khó, nhưng không có nghĩa là không có câu trả lời. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào định hướng tài chính và mục tiêu trong tương lai của mỗi người.
1. Bạn đã có quỹ khẩn cấp chưa?
Khi quyết định giữa việc tiết kiệm hay đầu tư, trước tiên hãy kiểm tra bạn đã có đủ quỹ dự phòng chưa. Đa số chúng ta có thể tiết kiệm để mua chiếc iphone hay du lịch một chuyến châu Âu. Song không phải ai cũng nghĩ đến việc để dành tiền cho những tình huống bất ngờ như dịch bệnh, thất nghiệp hay đau ốm...
Theo một nghiên cứu của Gobankingrates, 69% người Mỹ có số tiền tiết kiệm dưới 1.000 USD. Điều này khiến họ bị động khi gặp những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Theo CNBC, số tiền cho một quỹ dự phòng tùy thuộc vào mức độ đảm bảo công việc và thu nhập của bạn, trung bình khoảng 3-6 tháng lương.
Việc thực hiện một quỹ dự phòng không chỉ để bạn sử dụng khi có tình huống khẩn cấp, đôi khi có thể giúp bạn hạn chế việc gánh thêm nợ. Tiết kiệm cho loại quỹ cơ bản là hình thức thực tập để bạn tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính lớn hơn.
Bryan M. Kuderna, Cố vấn đại diện đầu tư cho Kuderna Financial Team, một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại New Jersey, tác giả của cuốn sách bán chạy "Millennial Millionaire: A Guide to Become a Millionaire by 30" (tạm dịch: Triệu phú thế hệ Y: Hướng dẫn trở thành triệu phú ở tuổi 30) đã từng nói rằng một khoản tiết kiệm dự phòng có thể đóng vai trò như một quỹ của ngày mưa nhưng cũng là một "quỹ cơ hội" trong những ngày nắng.
2. Nếu đầu tư, bạn có sẵn sàng để tiền của mình một chỗ từ 2-5 năm, thậm chí lâu hơn không?
Nếu có mục tiêu tài chính dài hạn, bạn cần xem xét nhiều yếu tố trước khi quyết định phân bổ số tiền mình có được.
Nếu một tài khoản tiết kiệm có lãi suất thấp hơn mức lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm, thậm chí còn mất đi. Khi lãi suất tiền gửi không tăng cùng vớitỷ lệ lạm phát, điều đó có nghĩa là bạn đang mất tiền.
Tại thời điểm này, bạn nên đầu tư tiền của mình vào lĩnh vực ít rủi ro.
"Đa dạng hóa đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận trung bình cao hơn so với việc để tiền vào tài khoản tiết kiệm", Sebastian Rollén, nhà nghiên cứu đầu tư cấp cao tại Betterment nói. Đồng thời chuyên gia này cũng cho biết thêm khi lựa chọn đầu tư bạn nên chuẩn bị tâm lý sẽ có biến động trong tài khoản và thời gian đầu tư ít nhất là 1 năm để có thể sinh lời.
Nếu như không chấp nhận đánh cược rủi ro, bạn hoàn toàn có thể để tiền kiệm, sẽ tốt hơn cho các mục tiêu dài hạn nếu như đã có sẵn quỹ dự phòng.
Scott Cole, nhà sáng lập ColeFP and Wealth Management đã từng nói rằng câu trả lời cho việc nên đầu tư hay tiết kiệm phụ thuộc vào việc bạn có thế chấp nhận loại rủi ro nào với số tiền bạn bỏ vào.
3. Bạn có đủ sức để vượt qua những thăng trầm của biến động thị trường?
Câu hỏi này để xác định bạn đã có kế hoạch gì nếu gặp phải rủi ro. Nếu nghĩ rằng bạn sẽ cần tiền trong thời gian ngắn hạn (dưới 2-3 năm), hãy tránh đầu tư vì có thể bạn sẽ phải gánh thêm rủi ro nếu đưa tiền vào thị trường. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung tiền vào khoản tiết kiệm đang có của mình để đảm bảo an toàn hơn.
Đối với mục tiêu dài hạn cho phép bạn chấp nhận rủi ro, hãy học cách đầu tư. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, nếu có mục tiêu tài chính dài hạn (khoảng 10 năm) bạn hoàn toàn có thể quyết liệt đầu tư để loại bỏ những rủi ro mà mục tiêu ngắn hạn có thể tác động.
Scott Cole từng nói nếu đường đi của bạn dài hơn, bạn có thể đối phó với sự biến động. Điều bạn cần tránh là đừng để tiền của mình phải chịu rủi ro khi bạn đang thực sự rất cần tiền.
Nếu đã xem và trả lời "không" cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bạn có thể chưa sẵn sàng để bắt đầu đầu tư thay vào đó hãy tập trung vào tiết kiệm. Tiết kiệm cuối cùng lại là bước đi đầu tiên để đầu tư vì nếu không có nó bạn sẽ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đưa tiền vào thị trường.
Theo CNBC
"LÀM GIÀU TUỔI 20" là cuộc thi sáng tạo nội dung đầu tiên khai thác về chủ đề Tài chính Giới trẻ được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14, CafeF diễn ra từ 17/02/2022 đến 03/05/2022.
Cuộc thi sẽ là sân chơi để thế hệ trẻ giàu tài năng, có niềm đam mê làm giàu được cọ xát, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Chương trình có sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, các người có tầm ảnh hưởng, đam mê lĩnh vực tài chính.
Cuộc thi đầu tiên với chủ đề "Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?" sẽ là cơ hội để giới trẻ tài năng có thể chia sẻ về các nội dung về chủ đề tài chính những năm tuổi trẻ. Đa dạng cách thức thể hiện, câu chuyện về tiền bạc thời trẻ trung sẽ diễn ra từ 17/2/2022 đến 9/3/2022 nên đừng chần chờ gì nữa, mau gửi câu chuyện đầy cảm hứng của bạn tại đây .
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: LÀM GIÀU TUỔI 20
Xem tất cả >>- Công bố kết quả chủ đề thứ 3 của cuộc thi Làm giàu tuổi 20
- [Làm giàu tuổi 20] Rời ghế CEO M-TP Entertainment và khởi nghiệp, Châu Lê đánh giá: “Cứ 100 người làm nghệ thuật lại có khoảng 10-15 người trở thành triệu phú”
- [Làm giàu tuổi 20] Đạo diễn, CEO Lê Hải Yến: "Tôi từng xấu hổ, thậm chí là stress vì không đủ tiền để trả lương nhân viên, phải đi vay nợ"
- [Tiền đẻ ra tiền] Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều
- [Tiền đẻ ra tiền] Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng”