MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiết lộ bất ngờ về làm giàu: Có một thói quen khiến 99% mọi người không thể trở nên giàu có

17-12-2017 - 08:18 AM | Sống

Chỉ có hai cách để trở nên thật giàu có: Hoặc là kiếm thật nhiều, hoặc là tiêu thật ít.

Bài viết được thực hiện bởi Nicolas Cole, nhà văn nằm trong top 3x trên Quora đồng thời cũng là nhà sáng lập của Digital Press.

Chỉ có hai cách để trở nên thật giàu có: Hoặc là kiếm thật nhiều, hoặc là tiêu thật ít.

Tôi đã 27 tuổi, và một thói quen đặc biệt mà tôi nhận thấy ở phần lớn xã hội (đặc biệt là những người bắt đầu từ độ tuổi 20) được giáo dục đó là thói quen làm thật nhiều để chi tiêu được nhiều.

Như cha tôi cũng nói với tôi rằng: “Chi tiêu tăng lên để đáp ứng mức thu nhập”.

Dưới đây là một kịch bản điển hình của sinh viên vừa tốt nghiệp, những người trong độ tuổi 20:

- Tốt nghiệp và ngay lập tức cố gắng tìm các công việc có mức lương cao nhất có thể, hoặc “nhảy việc” ngay khi tìm được công việc tốt hơn (quên đi rằng khi ở vị trí thấp hơn thì chúng ta có thể học được nhiều thứ và sử dụng cho sau này).

- Trong vòng một năm được thăng chức, ngay lập tức nâng cấp căn hộ.

- Trong năm thứ hai tiếp tục được thăng chức và mua một chiếc xe thể thao.

- Năm thứ ba được thăng chức lớn, mua ngay một chiếc nhẫn cho một “người đặc biệt” mà bản thân không đủ khả năng chi trả, thậm chí phải sử dụng cả khoản thế chấp nhà.

- Không có một sự đề bạt thăng chức nào nữa. Mức lương trở nên cố định. Trong khi đó, thói quen chi tiêu đã được thiết lập.

Vv… .

Đây là một ví dụ đã được cố ý rút gọn và khá chính xác. Theo thống kê, số tiền tiết kiệm trung bình của các hộ gia đình vẫn trong độ tuổi lao động vào khoảng 95.000 USD. Đó là toàn bộ số tiền tiết kiệm trong suốt cuộc đời của họ.

Nhưng thực tế, đây không phải là một ước tính hoàn toàn chính xác, vì nếu bạn nhìn vào dữ liệu của tầng lớp trung lưu (tầng lớp đông nhất), hầu hết các gia đình đều không có tiết kiệm, nếu có thì chỉ khoảng 5.000 USD.

Điều đó khiến bạn nghĩ gì về xã hội của chúng ta?

Chúng ta làm việc chăm chỉ hơn để kiếm được nhiều tiền hơn – và cuối cùng để chi tiêu được nhiều.

Vậy làm thế nào để bạn duy trì hay thậm chí tăng thêm sự giàu có của mình kể từ khi còn trẻ cho đến khi về già? Đó là hãy làm nhiều hơn, và chi tiêu ít đi.

Khá lâu trước đây tôi đã đọc câu chuyện về một Giám đốc ngân hàng – giải thích việc ông đã sống với mức lương 500.000 USD mỗi năm như thế nào. Ông có một ngôi nhà lớn, hai chiếc xe thể thao, hàng quý lại có các chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Có vẻ như ông đã có một cuộc sống trong mơ.

Nhưng thực tế, ông cũng thừa nhận rằng: “Nhưng nếu tôi bị mất việc, tôi sẽ mất tất cả”. Ông kiếm được 500.000 USD một năm, và ông cũng chi tiêu gần 500.000 USD một năm.

Theo định nghĩa, rõ ràng ông không hề giàu có, mà ông còn khá nghèo – ông không hề có một đồng tiết kiệm nào.

Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra rằng định nghĩa của mọi người về “sự giàu có” là sai lầm. Kiếm tiền thực ra rất dễ dàng. Một khi bạn biết cách giá trị được trao đổi như thế nào, thì bạn sẽ thấy rằng việc kiếm tiền không phải là một thử thách khó khăn.

Thách thức ở đây là bạn phải kiếm được nhiều hơn bạn dùng, và phải tiếp tục duy trì cuộc sống như vậy. Tiếp tục rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc. Tiếp tục dùng tiền vào đầu tư. Tiếp tục sống như thể tình trạng thu nhập của bạn không hề thay đổi - ngoại trừ số tiền bạn có thể tiết kiệm được.

Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều thất bại với điều này.

Bạn không nên đặt những câu hỏi như: “Làm sao để tôi trở nên giàu có?”, mà hãy hỏi: “Làm sao để tôi có thể chi tiêu ít đi, để tôi có thể tiết kiệm được nhiều hơn?”

Nhiều người có thể giải quyết được vấn đề thứ nhất – kiếm tiền, nhưng lại không làm chủ được vấn đề thứ hai - tiết kiệm.

Vì vậy trước hết, tôi khuyến khích các bạn nên ưu tiên làm việc dựa trên thói quen. Nếu bạn có tham vọng, bạn sẽ tìm thấy nhiều cách để kiếm tiền. Nhưng khi bạn không để ý đến mục tiêu và hài lòng với những gì bản thân đang có, bạn sẽ không thể làm giàu được nữa.

Một trích dẫn khác mà cha tôi cũng từng nói: “Không phải con kiếm được bao nhiêu tiền, mà là con có thể tiết kiệm được bao nhiêu”.

Trịnh Thơm

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên