MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiêu thụ 3,8 triệu lít bia/năm, chiếm 2,2% mức tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đang trở thành 'thiên đường' mới cho loại bia nhà giàu này

06-12-2022 - 13:45 PM | Thị trường

Tiêu thụ 3,8 triệu lít bia/năm, chiếm 2,2% mức tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đang trở thành 'thiên đường' mới cho loại bia nhà giàu này

Theo báo cáo từ Vietnam-Briefing, Việt Nam đang được xem là thiên đường dành cho những người yêu bia thủ công ở Đông Nam Á, thu hút rất nhiều các đơn vị làm bia, từ trong nước cho tới quốc tế.

Nhiều người nghĩ rằng bia thủ công chủ yếu chỉ dành cho thị trường phương Tây. Tuy nhiên, điều này không hề đúng.

Khắp các quận 1, 2, 3 của TP.HCM, dễ dàng bắt gặp những cơ sở sản xuất bia thủ công với công suất hoạt động ngang ngửa với các nước phương Tây.

Khoảng 30 nhà sản xuất bia đã thành lập tại Việt Nam, chào đón một lượng khách hàng ổn định cả trước và sau đại dịch.

Việt Nam cũng là nơi đặt trụ sở của nhà sản xuất bia từng đoạt giải thưởng Pasteur Street Brewing Company, với sản phẩm Cyclo Stout ngâm trong vỏ ca cao Marou nổi tiếng đã được Life and Travel Asia xếp vào danh sách những sản phẩm nhất định phải thử .

Ngành bia thủ công Việt Nam đang ngày càng phát triển không chỉ về quy mô mà còn về danh tiếng.

Thị trường bia Việt Nam

Mức tiêu thụ bia của Việt Nam tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, ở mức 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành người đứng đầu trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bia.

Những công ty chủ chốt thống lĩnh thị trường bao gồm cả các thương hiệu trong nước và quốc tế như Heineken, Carlsberg, Sapporo Breweries, Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Tiêu thụ 3,8 triệu lít bia/năm, chiếm 2,2% mức tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đang trở thành thiên đường mới cho loại bia nhà giàu này - Ảnh 1.

Nhiều thương hiệu bia thủ công có mặt tại thị trường Việt Nam.

Điều đó không có nghĩa là không có chỗ cho nhiều loại bia thủ công sản xuất tại Việt Nam.

Ngược lại, thị trường bia thủ công Việt Nam không chỉ bùng nổ mà còn mang đến cho ngành công nghiệp này những hương vị đặc trưng của quê nhà.

Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm nóng sản xuất bia thủ công?

Công thức nấu bia thủ công ở Việt Nam đã phát triển theo nhiều cách khác nhau do lợi thế về địa lý.

Việt Nam là quê hương của vô số loại gia vị và trái cây, được sử dụng rộng rãi trong các công thức nấu bia thủ công, từ sả, chanh dây, củ dền đến cà phê và ca cao.

Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất bia tại Việt Nam ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, từ đó giảm chi phí đầu vào và cho phép giá cả cạnh tranh hơn.

Việc truyền bá các sản phẩm địa phương cũng giúp các nhà sản xuất bia thủ công ở Việt Nam khác biệt với các đối thủ cạnh tranh của họ ở những khu vực khác.

Chẳng hạn, Giải vô địch bia châu Á 2021 đã củng cố vị thế của Việt Nam trên thị trường bia thủ công khu vực với 4 huy chương vàng, ngang bằng Singapore.

Tiêu thụ 3,8 triệu lít bia/năm, chiếm 2,2% mức tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đang trở thành thiên đường mới cho loại bia nhà giàu này - Ảnh 2.

Đất nước cũng được biết đến với môi trường pháp lý thoải mái hơn cho các nhà sản xuất bia thủ công khi được phép sản xuất bia thủ công theo lô nhỏ. Điều này trái ngược với Thái Lan yêu cầu các nhà sản xuất bia phải sản xuất với số lượng ít nhất 10.000 lít mỗi năm. Do đó, nhiều nhà sản xuất bia quy mô nhỏ của Thái Lan đã chuyển sản xuất sang Việt Nam, nơi sản lượng cho phép chỉ ở mức 1.000 lít.

Cũng có thể dễ dàng vận chuyển bia thủ công từ Việt Nam sang Thái Lan. Với sự gần gũi về địa lý và logistics được cải thiện, Việt Nam đang là lựa chọn tối ưu cho các nhà sản xuất bia muốn sản xuất hợp pháp tại Việt Nam theo lô nhỏ và sau đó xuất khẩu ngược lại sang Thái Lan.

Thay đổi thái độ đối với bia ở Việt Nam

Những người thuộc thế hệ Millennials và Gen Z tại Việt Nam luôn muốn bắt kịp các xu hướng toàn cầu, đặc biệt với những trải nghiệm thượng lưu như nếm thử rượu vang hoặc thưởng thức bia thủ công. Ngoài ra họ còn muốn tìm hiểu cách thức làm ra những món đồ uống thủ công này.

Bia giờ đây không còn là một loại hàng hóa mà còn trở thành một nét văn hóa của thế hệ trẻ Việt Nam, vốn chiếm phần lớn dân số.

Ngoài ra, bia tại Việt Nam không chỉ là một món hàng, mà còn là một nét văn hóa của thế hệ trẻ, cụ thể là nhậu. Hiện nay, giới trẻ nhậu đã không còn là uống say, mà dần hướng đến mục đích nếm và thưởng thức nhiều hơn so với các thế hệ trước.

Đồng thời, người có thu nhập trung bình cao tại Việt Nam cũng đang ngày càng kén chọn hơn khi tìm mua các loại thực phẩm và đồ uống, có ý thức về chất lượng hơn. Công thức độc quyền và quy trình ủ bia tại chỗ rất thu hút những đối tượng khách hàng này.

Tiêu thụ 3,8 triệu lít bia/năm, chiếm 2,2% mức tiêu thụ toàn cầu, Việt Nam đang trở thành thiên đường mới cho loại bia nhà giàu này - Ảnh 3.

Những trở ngại tiềm ẩn đối với tăng trưởng của ngành bia thủ công Việt Nam

Dù vậy, những điều trên không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió đối với các nhà sản xuất bia thủ công của Việt Nam.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23/4 nêu rõ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng bia, rượu đến năm 2030.

Điều này có thể dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất cao hơn đối với một số đồ uống có cồn. Hiện bia chịu mức thuế TTĐB là 65% .

Thuế cao hơn áp dụng đối với bia thủ công sẽ đẩy giá lên cao, gây lo ngại về lợi nhuận cho các nhà sản xuất bia.

Tuy nhiên, ở mức giá cao hơn, bia thủ công có thể được coi là một sản phẩm cao cấp hoặc xa xỉ, do đó làm tăng thêm giá trị cảm nhận.

Mặc dù thị trường bia ở Việt Nam bị chi phối bởi các công ty lớn như Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg, nhưng bia thủ công vẫn có miếng bánh của riêng mình - một miếng bánh đang được mở rộng nhanh chóng.

Điều này được thúc đẩy bởi sự sẵn có của các sản phẩm độc đáo, điều kiện tốt nhất để sản xuất bia thủ công và sự thay đổi thái độ của giới trẻ Việt Nam.

Nguồn: VB

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên