MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?

23-11-2024 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?

Các doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược tăng trưởng dài hạn tích hợp đồng bộ ESG đã và đang sở hữu lợi thế rất lớn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng xanh.

Cú huých ESG từ hoạt động "xanh hóa" dòng vốn

Sự kiện ký kết hợp thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thượng mại Đại Dũng (DDC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) vừa diễn trung tuần vừa qua.

Đáng lưu ý, cái bắt tay giữa hai doanh nghiệp đầu ngành diễn ra ngay sau phiên chất vấn thuộc chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về vấn đề tín dụng xanh. Đặc biệt, vấn đề thúc đẩy tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp các ngành từ "nâu" sang "xanh" là một trong những nội dung quan trọng được đề cập, cũng những những vấn đề xoay quanh việc tiếp cận nguồn vốn xanh.

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?- Ảnh 1.

"Trong bối cảnh này, ngành ngân hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc đồng hành hợp tác phát triển kinh tế xanh cùng các doanh nghiệp. Ngân hàng BIDV với tầm nhìn, trách nhiệm và cam kết của mình, đã và đang luôn tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm tài chính xanh cho các doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động tài trợ tín dụng xanh cho nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng để Đại Dũng thực hiện các dòng dự án, dòng sản phẩm năng lượng tái tạo, các dự án offshore, siêu trường siêu trọng.", Ông Trịnh Tiến Dũng, Tổng Giám đốc DDC cho biết.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phối hơp với Công ty tài chính quốc tế (IFC) ban hành sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với 15 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng.

Đến cuối năm 2023, 100% các NHTM đã xây dựng quy định nội bộ và thực hiện đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; 17 NHTM có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Và thống kê đến cuối tháng 3/2024, 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tỷ trọng chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ doanh nghiệp đầu ngành kết cấu thép

Ở thời điểm hiện tại, DDC đang gấp rút xây dựng nhà máy tại Nghi Sơn, Thanh Hóa theo thiết kế và quy trình vận hành đáp ứng các tiêu chuẩn LEED Gold. Điều đó có nghĩa rằng, tất cả các hoạt động không chỉ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để giảm thiểu phát thải, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa nguồn năng lượng và chuyển đổi năng lượng xanh, đảm bảo diện tích không gian xanh trong khuôn viên nhà máy, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, đồng thời đảm bảo môi trường làm việc thoáng đãng, an toàn cho người lao động…

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?- Ảnh 2.

Tuy nhiên, đây không phải là nhà máy đầu tiên trong toàn chuỗi cung ứng của DDC được xây dựng và vận hành theo mô hình này. Bởi lẽ, cùng thời điểm, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, DDC cũng đang gấp rút triển khai xây dựng nhà máy với các tiêu chí LEED Gold. Một cách trực quan, nhà máy An Hạ của DDC đã đi vào vận hành nhiều năm nay với các chứng nhận LEED Gold V4 về thiết kế nhà máy và văn phòng đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường. Trong khi đó, cả DDC và DDC miền Trung đều đạt Tuyên bố sản phẩm môi trường – EPD.

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?- Ảnh 3.

Đây là những lợi thế rất lớn để DDC tiếp cận và trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các dự án theo đuổi tiêu chí trung hòa carbon, từ giai đoan sản xuất, chế tạo cấu kiện cho đến lắp dựng và đi vào vận hành. Điển hình là dự án bảo tàng Powerhouse Paramatta - công trình công cộng đầu tiên được Hội đồng công trình xanh của Australia (GBCA) trao tặng 6 ngôi sao xanh. Công trình này được thiết kế để sử dụng 100% là thép, không sử dụng bê tông bọc ngoài, nhằm đảm bảo yếu tố về khả năng tái chế, tái sử dụng, tối ưu hóa nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tại sự kiện, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV cho biết: "Ngoài huy động vốn, chúng tôi tiếp nhận nhiều nguồn vốn quốc tế để tài trợ cho các dự án xanh. Đối với Tập đoàn Đại dũng, BIDV đã thiết lập mối hệ 24 năm. Đặc biệt, BIDV đã tài trợ vốn cho 2 sân vận động được xây dựng tại Qatar. Tập đoàn Đại Dũng đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính hàng đầu. Chúng tôi sẽ ưu tiên dùng nguồn lực tốt nhất để đáp ứng về vốn cho Đại Dũng trong thời gian sắp tới. Chúng tôi cũng sẽ cùng đồng hành để triển khai các dự án của Đại Dũng trong tương lai."

Tín dụng xanh: Cờ đã đến tay doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững?- Ảnh 4.

Lãnh đạo DDC và BIDV chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện

Nền tảng này cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp đã tích hợp toàn diện, đồng bộ các mục tiêu ESG. Đặc biệt mục tiêu tham gia chuỗi cung ứng xanh toàn cầu - một trong những tiền đề quan trọng đón đầu dòng tín dụng xanh. Và sự kiện bắt tay giữa DDC và BIDV diễn ra như một sự tất yếu, khi cả hai cùng theo đuổi các mục tiêu ESG với kế hoạch hành động cụ thể. Đồng thời, điều này cũng đã cho thấy "cờ" đã đến tay các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:
ESG
Trở lên trên