Số phận hai dự án tỷ đô cao nhất Việt Nam giờ ra sao?
Hai dự án có vốn lên đến cả tỷ USD từng được xem là cao nhất Việt Nam Tháp Dầu khí 102 tầng và Lotus Hotel 100 tầng hiện nay chỉ là bãi đất trống để trồng rau, thả trâu.
- 24-10-2015Thấy gì từ tòa tháp cao nhất Việt Nam?
- 08-07-2015Tiến Phước: Đại gia địa ốc bí ẩn xây tòa tháp cao nhất Việt Nam
- 01-07-2015Xây dựng tòa tháp cao nhất Việt Nam 86 tầng ở KĐT Thủ Thiêm
Tháp dầu khí 102 tầng đổi chủ
Dự án Tháp dầu khí tọa lạc tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Được biết hồi tháng 5/2010, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương công bố thoả thuận hợp tác đầu tư xây dựng dự án toà nhà PVN Tower 102 tầng, cao nhất Việt Nam, trị giá khoảng hơn 1 tỷ USD tại Hà Nội.
Tuy nhiên, đến tháng 3/2011 dự án đã được điều chỉnh độ cao còn 79 tầng đồng thời kinh phí đầu tư giảm còn 600 triệu USD.
Đ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) không tiếp tục thực hiện Dự án "Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội" để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Mới đây, Chính phủ đã cho phép Hà Nội giao đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định sau khi Tập đoàn dầu khí (PVN) rút lui khỏi Dự án Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam (PVN Tower) được đầu tư xây dựng tại Mễ Trì (đối diện với Bộ Ngoại giao mới đang xây dựng).
Cái tên Chủ đầu tư mới được nhắc tới là Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh (Đầu tư Mai Linh), và dự án này cũng đã được đổi lại tên là “Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A”.

Tháp Dầu khí cùng tọa lạc ngay trên đường Đại Lộ Thăng Long

Khu vực dự án giáp đường Đại Lộ Thăng Long








Khách sạn 100 tầng Lotus hotel đang chờ vốn
Đầu năm 2009, Tập đoàn Riviera (Nhật Bản), chủ đầu tư dự án xây dựng khách sạn Lotus đã có văn bản đề nghị được rút khỏi dự án do gặp khó khăn về tài chính. Liền sau đó, nhiều nhà đầu tư trong nước đã đề xuất thành phố cho phép đầu tư dự án này sau khi Riviera rút lui.
Theo Quyết định số 413/QD UBND ngày 22/1/2010 UBNN thành phố Hà Nội lựa chọn tổng công ty phát triển xây dựng đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư dự án khách sạn Lotus.
Trên website chính thức của Công ty Kinh Bắc, dự án Lotus hotel đã được đổi tên thành Diamond Rice Flower nằm trên khu đất khoảng 4,2ha cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia bao gồm tổ hợp 1 tòa nhà 100 tầng (chiều cao khoảng 400m) và 1 tòa cao 80 tầng (cao 320m) và 1 tòa 15 tầng, được xem là cao nhất Việt Nam hiện nay.
Dự án do Foster and Partners –Vương Quốc Anh thiết kế với kiến trúc độc đáo mang hình dáng của bông lúa. Dự án đã được Bộ Xây dựng chấp thuận điều chỉnh chiều cao lên 400m và chức năng tổ hợp của tòa nhà.
Từ năm 2010 đến nay, sau gần 5 năm dự án về tay Kinh Bắc thì siêu khách sạn này vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu đất vàng bị bỏ hoang và trở thành nơi trồng rau muống.






CÙNG CHUYÊN MỤC
