MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuấn Lộc và Yên Khánh: Đại gia mới nổi lĩnh vực hạ tầng giao thông

Hiện nay Công ty Tuấn Lộc có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng, quy mô nhân sự khoảng 1200 người. Công ty Yên Khánh có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Tóm tắt:

-Tuấn Lộc và Yên Khánh đều là những công ty xây dựng kết cấu hạ tầng được thành lập năm 2005. Đến nay quy mô 2 công ty này khá lớn, trong đó Tuấn Lộc có vốn điều lệ 1600 tỷ, nhân sự khoảng 1200 người và Yên Khánh có vốn điều lệ 1000 tỷ. Cả hai Công ty đều do doanh nhân thế hệ 8X sở hữu phần lớn cổ phần.

-Cả hai đều đang âm thầm mở rộng kinh doanh bằng việc mua lại phần vốn nhà nước để chi phối các công ty đầu ngành như Cienco 1, Cienco 4


Lĩnh vực kết cấu hạ tầng đang được sự quan tâm đầu tư rất lớn từ Nhà nước. Trước đây, lĩnh vực này thường được các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, gần đây các ông chủ tập đoàn, công ty tư nhân lớn đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong đó, nổi lên là 2 cái tên đó là Tuấn Lộc và Yên Khánh. Bằng cách âm thầm thâu tóm các công ty đầu ngành trong lĩnh vực giao thông, họ đang trở thành một thế lực mới trong lĩnh vực này. Vậy họ là ai?

Tuấn Lộc, Yên Khánh là ai?

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc), được thành lập năm 2005 với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng cầu, đường, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản…Đến nay, Tuấn Lộc đã có vốn điều lệ lên tới 1.600 tỷ đồng.

Tuấn Lộc do 4 cổ đông cá nhân sở hữu, trong đó ông Trần Tuấn Lộc –một doanh nhân trẻ thế hệ 8X quê ở Nam Đàn, Nghệ An là Chủ tịch HĐQT, ông Trần Tuấn Lộc cũng là cổ đông sở hữu cổ phần lớn nhất ở Công ty Tuấn Lộc với tỷ lệ nắm giữ 60%; Ba cổ đông còn lại sở hữu Tuấn Lộc gồm ông Trần Tuấn Long sở hữu 15%, ông Nguyễn Trường Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) sở hữu 15% và bà Nguyễn Thị Bình (Nam Đàn, Nghệ An) sở hữu 10%.

Cũng giống với Công ty Tuấn Lộc, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (Yên Khánh) có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cũng đang nổi lên trong ngành giao thông.

Yên Khánh cũng mới được thành lập từ năm 2005, với các ngành nghề kinh doanh chính chủ yếu là sản xuất plastic và cao su tổng hợp, bán buôn các loại hàng hóa, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, vận tải hàng hóa,…Đến nay Yên Khánh cũng đã có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng.

Cũng không khác với Tuấn Lộc, Yên Khánh cũng do một nữ doanh nhân trẻ thế hệ 8X sở hữu, đó là bà Vũ Thị Hoan, bà Hoan sinh năm 1985 có hộ khẩu tại phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM. Bà Hoan đang nắm giữ 70% Yên Khánh trị giá 700 tỷ đồng, số cổ phần còn lại 30% so bà Đinh Thị Hiên nắm giữ.

>>>6 nhà thầu tư nhân trúng Dự án BOT hơn 14.600 tỷ đồng là ai?

Đại gia mới nổi thế hệ 8X

Bằng cách âm thầm thâu tóm các công ty lớn trong ngành, cả Tuấn Lộc và Yên Khánh đang trở thành những đại gia thế hệ 8X mới nổi, thực sự trở thành một thế lực mới trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông.

Trong khi Tuấn Lộc từ đối tác đã hoàn tất thương vụ mua lại 35% cổ phần cổ phần Cienco 4 từ Bộ Giao thông Vận tải, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,5% và trở thành ông chủ chi phối Cienco 4, thì Yên Khánh cũng không kém cỏi khi Liên danh với Hassyu mua lại 35% một công ty lớn khác trong ngành giao thông là Cienco 1, trong đó, Yên Khánh 18% và Hassyu 17%. Ngoài ra, Tuấn Lộc còn là cổ đông lớn nắm giữ 2,89% CII B&R –một công ty hạ tầng khác.

>>>Mua lại cổ phần từ Bộ GTVT, Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc sẽ chi phối Cienco 4

Cienco 1 và Cienco 4 đều là những doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Trong đó, năm 2015 Cienco 1 đặt mục tiêu đạt khoảng 6800 tỷ đồng doanh thu, với nhiều dự án lớn đang triển khai như BOT Cầu Giẽ 6.300 tỷ, cầu Bạch Đằng trên 7.000 tỷ,…các gói thầu mở rộng quốc lộ 1A, cao tốc Hạ Long –Hải Phòng,…Cienco 4 cũng đang là nhà thầu xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn như cảng Lạch Huyện, cao tốc Hà Nội –Hải Phòng, cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông và cầu Hậu Giang, mở rộng QL 1A đoạn Tp. Hà Tĩnh-Kỳ Anh,…

Đặc biệt mới đây 2 đại gia này càng nổi hơn khi trúng thầu dự án BOT cao tốc Trung Lương –Mỹ Thuận trị giá 14,6 nghìn tỷ đồng cùng với 4 công ty khác, trong đó Tuấn Lộc đứng đầu liên doanh này.

Bên cạnh đó, Yên Khánh cùng Cienco 1 đầu tư vào dự án cầu Cổ Chiên tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng, trong đó, phần vốn nhà đầu tư triển khai dự án là 54,7% thì Yên Khánh nắm 74% công ty triển khai dự án này.

Còn Tuấn Lộc thì cùng Cienco 4 triển khai Dự án Cao tốc Quốc lộ 3, Thái Nguyên - Bắc Cạn;…Hiện ông Trần Tuấn Lộc còn là Phó chủ tịch HĐQT Cienco4.

Tuấn Lộc đang hướng tới một thương vụ M&A khá lớn khác khi đề nghị Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) cho phép mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An - cảng biển lớn nhất khu vực Bắc miền Trung.

>>>Chiến lược mới của các CIENCO: Làn sóng vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông?

Gia Bảo

Kiều Thuật

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên