MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin vui cho các tiểu thương và SME Việt Nam: Visa bắt tay với doanh nghiệp fintech 40 triệu người dùng để hỗ trợ giải pháp thanh toán số

18-05-2023 - 10:12 AM | Kinh tế số

Chủ tịch SmartPay Marek Forysiak cho biết mỗi khi họ chia sẻ với các tiểu thương về giải pháp thanh toán thông minh, một câu hỏi luôn luôn được đặt ra là mất bao nhiêu tiền để sử dụng dịch vụ này.

Chủ tịch SmartPay Marek Forysiak cho biết mỗi khi họ chia sẻ với các tiểu thương về giải pháp thanh toán thông minh, một câu hỏi luôn luôn được đặt ra là mất bao nhiêu tiền để sử dụng dịch vụ này.

Tin vui cho các tiểu thương và SME Việt Nam: Visa bắt tay với doanh nghiệp fintech 40 triệu người dùng để hỗ trợ giải pháp thanh toán số - Ảnh 1.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Visa và SmartPay tại Hà Nội hôm 16/5.

SmartPay - doanh nghiệp fintech thuộc CTCP TMDV SmartNet – thành lập hồi năm 2019 với đối tượng khách hàng được xác định ngay từ ban đầu là các tiểu thương cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. Dịch vụ SmartPay cung cấp gồm các giải pháp thanh toán không tiền mặt như SmartQR, SmartPOS, giải pháp quản lý kinh doanh SmartShop, tích hợp phần mềm quản lý bán hàng OPOS trên thiết bị SmartPOS.

Chỉ sau hơn 3 năm hoạt động, tới cuối năm ngoái, SmartPay đã có hơn 700.000 nhà bán hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán) và cộng đồng hơn 40 triệu người dùng trong cả nước. Đồng thời, SmartPay đã xử lý hơn 70 triệu giao dịch thanh toán trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Chủ tịch SmartPay Marek Forysiak, mỗi khi tiếp cận với các tiểu thương, họ luôn luôn nhận được câu hỏi về chi phí để sử dụng giải pháp thanh toán thông minh. “Các tiểu thương rất nhạy cảm về vấn đề giá cả”, ông nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn đề này, SmartPay mới đây đã bắt tay với Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới - nhằm cung cấp các giải pháp thanh toán kỹ thuật số cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam, với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thanh toán số đang phát triển không ngừng.

Sự hợp tác giữa chúng tôi với Visa, cùng với những chương trình mà Visa đã phát triển, sẽ giúp các dịch vụ trở nên cực kỳ tiết kiệm cho các doanh nghiệp nhỏ”, ông Forysiak cho hay, nói thêm rằng công nghệ của Visa đã được chứng minh trên toàn thế giới.

Cũng theo Chủ tịch SmartPay, điều may mắn là định hướng của họ hiện chưa gặp phải nhiều cạnh tranh, trong khi hơn 97% doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Mục tiêu trong vòng 3 năm tới của SmartPay là cung ứng 325.000 thiết bị POS, chiếm khoảng 30% nhu cầu thị trường.

Tin vui cho các tiểu thương và SME Việt Nam: Visa bắt tay với doanh nghiệp fintech 40 triệu người dùng để hỗ trợ giải pháp thanh toán số - Ảnh 2.

Chủ tịch SmartPay Marek Forysiak.

Tham dự lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Visa và SmartPay có bà Jeni Mundy, Giám đốc Toàn cầu Bộ phận Phát triển Kinh doanh – Chấp nhận thanh toán (MSA) của Visa. Buổi lễ là hoạt động quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam của bà Mundy, nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Đông Nam Á.

Khi kết nối với đối tác tại Việt Nam, tôi thực sự ấn tượng bởi sự đón nhận của người tiêu dùng đối với thanh toán kỹ thuật số, hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt”, bà Jeni Mundy chia sẻ. “Mối quan hệ hợp tác giữa Visa và SmartPay là sự kết hợp hoàn hảo, vì hai bên đều cam kết cung cấp các giải pháp thanh toán số thuận tiện và an toàn cho SME, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam”.

Dù tiền mặt là hình thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các lựa chọn thanh toán số. Theo nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, việc tiêu dùng tiền mặt đã giảm so với năm 2021. 89% người được khảo sát cho biết họ sử dụng ví điện tử và 85% sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Cũng theo nghiên cứu này, có tới 79% người tiêu dùng không hài lòng với các phương thức thanh toán có sẵn tại đơn vị bán hàng, 74% nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết đối với nhà bán lẻ trong việc bắt kịp và áp dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.

Những số liệu thống kê này cho thấy cơ hội tiềm năng của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong việc mở rộng tệp khách hàng một cách hiệu quả và nâng cao đáng kể hiệu suất bán hàng.

Giờ đây, các doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng và phát triển trên nền tảng kỹ thuật số để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Thanh toán không chỉ là để hoàn tất giao dịch mua bán, mà còn tạo ra trải nghiệm thuận tiện và an toàn, xây dựng thương hiệu của công ty trên các nền tảng và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng”, bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, chia sẻ.

Dù đứng trước nhiều yếu tố thuận lợi, ông Forysiak thừa nhận rằng khả năng tiếp cận và tận dụng công nghệ giữa các tiểu thương cũng như SME không tương đương nhau.

“Một vài người trong số những tiểu thương nhỏ lẻ nhất ngoài kia, như cô bán bánh mì trên phố, làm thế nào để họ sẵn sàng chuyển đổi số? Một số người vẫn chưa sẵn sàng số hóa, cũng như sử dụng các dịch vụ tài chính tiên tiến.

Chúng tôi nhận thức được rằng các doanh nghiệp ở những giai đoạn phát triển khác nhau đối với việc thanh toán không tiền mặt. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn họ, giới thiệu cho họ những lợi ích của công nghệ. Chúng tôi không ép buộc mà sẽ truyền đạt ”, Chủ tịch SmartPay cho hay.


Minh Anh

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên