Tình cảnh tại thành phố phát triển bậc nhất châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, chấp nhận ăn bám bố mẹ để tồn tại
Sự bất ổn tài chính ở những người trẻ tuổi tại Seoul (Hàn Quốc) đang ngày một trở nên phổ biến.
- 06-12-2023Một loại tài sản bị xa lánh nhưng đang thành "kho báu" đối với nhà đầu tư đến từ nền kinh tế hàng đầu châu Á
- 05-12-2023Phân tích 'tháp nước châu Á' trong 1.000 năm, chuyên gia phát hiện nguy cơ cực lớn với Đông Nam Á
- 05-12-2023Chùm ảnh: Sân bay và đường phố biến thành sông do bão, tạo nên cảnh tượng khó tin tại quốc gia châu Á
- 29-11-2023Saudi Arabia dự kiến giảm giá bán dầu cho châu Á
Theo một nghiên cứu mới được Chính quyền thành phố Seoul và Viện Seoul công bố hôm 6/12, gần một nửa dân số thanh niên sống ở thành phố Seoul hiện đang sống trong cảnh nghèo và buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ cha mẹ. Điều này được cho là khá lạ lẫm khi Seoul được đánh giá là thành phố phát triển bậc nhất châu Á ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, nghiên cứu của Hội đồng thanh niên Seoul năm 2022 cho biết, có tới 55,6% thanh niên ở khu vực này phải đối mặt với tình trạng nghèo, nghĩa là họ không có đủ khả năng để trang trải các nhu cầu cơ bản trong ba tháng.
Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đối với thanh niên sống một mình là ở mức 62,7% - cao hơn 7,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ nghèo tài sản của toàn bộ thanh niên Seoul. Gần 28% thanh niên được khảo sát cũng cho biết họ thậm chí không có đủ chi phí sinh hoạt.
Khi những người trẻ được hỏi họ giải quyết tình huống này như thế nào, 41,2% cho biết họ sẽ nhận sự hỗ trợ từ cha mẹ. Trong khi đó, 17,7% số người đành phải rút tiền tiết kiệm hoặc tiền gửi ngân hàng để chi trả, 11% số người sẽ tìm đến các tổ chức hỗ trợ tài chính còn 10,4% số người còn lại thì chia sẻ rằng họ đang bế tắc và không thể tìm ra cách giải quyết tình trạng thiếu chi phí sinh hoạt.
Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết thanh niên Seoul ban đầu dựa vào các mối quan hệ cá nhân để vượt qua khó khăn kinh tế bằng cách sống chung với bố mẹ hoặc nhận hỗ trợ từ gia đình.. Theo nghiên cứu, độ tuổi trung bình dự kiến để người trẻ này có thể độc lập khỏi cha mẹ là 30,6 tuổi.
Giáo sư Shin Kyung-a từ khoa xã hội học của Đại học Hanlim cho biết: "Tỷ lệ nghèo đói cao trong giới trẻ có thể là do tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục".
"Nếu tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng số lượng thanh niên NEET (thuật ngữ chỉ những người vừa thất nghiệp vừa không đi học hoặc được dạy nghề). Cần có thêm sự hỗ trợ của chính phủ để không chỉ hỗ trợ những thanh niên đang gặp khó khăn trong việc làm mà còn khuyến khích thanh niên NEET quay trở lại thị trường lao động" - giáo sư cho hay.
Giáo sư Lee Bong-ju từ khoa phúc lợi xã hội của Đại học Quốc gia Seoul cũng tuyên bố rằng nếu tình trạng nghèo đói ở thanh niên vẫn tiếp diễn, điều đó "có thể dẫn đến số lượng thanh niên không hài lòng với cuộc sống và gia tăng khả năng mắc chứng trầm cảm".
Nguồn: Korea Herald
Phụ nữ mới