Tỉnh có cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam
Tỉnh có cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam đồng thời có cảng biển loại I – cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
- 11-01-2023Lao động bị mất việc: Hỗ trợ cách nào?
- 11-01-2023Lần đầu tiên Việt Nam thiếu đơn hàng dịp cuối năm
- 11-01-202330 năm lột xác từ thị xã nghèo đến thành phố trực thuộc tỉnh rộng nhất Việt Nam
Theo Trang thông tin điện tử Logistics Việt Nam (Bộ Công thương), cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, được xây dựng để trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam.
Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục 34 cảng biển tại Việt Nam, trong 34 cảng biển có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3.
Trong đó, cảng biển Khánh Hòa hiện được xếp vào nhóm 11 cảng biển loại I - cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
Hiện nay, cảng Vân Phong gốm khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu, năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT; khu bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho hàng rời.
Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng 12.564 m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm.
Theo Bộ Giao thông Vận Tải, cảng Vân Phong giữ vai trò động lực trong việc phát triển vịnh Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, bao gồm cảng trung chuyển quốc tế, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản .... Trong đó, cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò chủ đạo gắn với dịch vụ cảng biển và thương mại.
Trên thực tế, cảng Vân Phòng, Khánh Hòa có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
So với các khu vực khác như Vân Đồn, Phú Quốc, Vân phong nằm giữa đảo Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, bờ biển huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, là vùng bờ biển Việt Nam gần các tuyến hàng hải quốc tế nhất, ngay nơi các tuyến hàng hải tấp nập loại nhất thế giới gặp nhau. Do đó, cảng Vân Phong có thuận lợi trong giao thương hàng hóa quốc tế.
Ngoài ra, cảng Vân Phong nằm trong Khu kinh tế (KKT) Vân Phong, đây là KKT được quy hoạch với tính chất là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, kinh tế biển có cảng trung chuyển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp, ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Đặc biệt, KKT Vân Phong với diện tích khoảng 150.000ha, là trung tâm kinh tế tỉnh Khánh Hòa, có vai trò thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và toàn quốc.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, đến nay, KKT Vân Phong đã thu hút 155 dự án đầu tư. Trong đó, 125 dự án trong nước và 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 4,2 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài khoảng hơn 2,9 tỷ USD.
Trong số 98/155 dự án đã đi vào hoạt động, có một số dự án lớn, hoạt động hiệu quả, đơn cử như Nhà máy đóng tàu Hyundai-Việt Nam, vốn đầu tư hơn 350 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động; hằng năm thực hiện xuất khẩu chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2022, KKT Vân Phong có doanh thu đạt khoảng 480 triệu USD; xuất khẩu đạt khoảng 399 triệu USD; nhập khẩu đạt khoảng 920 triệu USD; nộp ngân sách khoảng 2.601 tỷ đồng (trong đó nộp ngân sách từ hoạt động trung chuyển xăng dầu khoảng 1.341 tỷ đồng). Cùng với đó, KKT Vân Phong đã giải quyết việc làm cho 12.010 lao động.
Nhịp sống kinh tế