Tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%, đứng thứ 2 toàn quốc đã làm được gì trong năm 2021?
Ngày 20/1/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2022.
- 21-01-2022Nữ giáo sư gốc Việt duy nhất của Hội đồng sơ khảo VinFuture: Nhà khoa học top đầu thế giới về vật liệu năng lượng với 16 năm tuổi thơ không có điện
- 21-01-2022Nhà khoa học cả thế giới biết ơn được trao giải thưởng cao nhất VinFuture: 'Đừng gọi tôi là người hùng, hãy gọi tôi là Kate'
- 21-01-2022Thủ tướng: Sẵn sàng hỗ trợ Samsung tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất để đầu tư dự án nhà máy sản xuất pin công nghệ cao
Năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình (GRDP) ước tính đạt 57.112 tỷ đồng, tăng 6,68% so với năm 2020, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,63 điểm phần trăm, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,69 điểm phần trăm, ngành công nghiệp đóng góp 3,79 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung.
Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ ước đạt 16.922 tỷ đồng, tăng 3,17% so với cùng kỳ, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào tăng trưởng. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,94%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.076 triệu USD, tăng 21,3%. Kinh tế tư nhân đạt 1.149 triệu USD, tăng 22,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 927 triệu USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất chiếm tỷ trọng 15%, sau đó là Mỹ chiếm 13%, Nhật Bản chiếm 12% và Trung Quốc chiếm 10%.
Còn kim ngạch nhập khẩu đạt 1.632 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế tư nhân đạt 946 triệu USD, tăng 31,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 686 triệu USD, tăng 9,5%. Cụ thể về hị trường nhập khẩu hàng hóa, Singapore là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh chiếm tỷ trọng 24%, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 16%, Hàn Quốc chiếm 10% và Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 9,5%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 21.020 tỷ đồng, đạt 143,6% so với dự toán, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 17.639 tỷ đồng, tăng 38%. Trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 7.631 tỷ đồng, tăng 43%, chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 8.703 tỷ đồng, tăng 31%.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công luôn nằm trong top dẫn đầu toàn quốc. Năm 2021, tỷ lệ giải ngân đạt trên 95%, đứng thứ 2 cả nước.
Thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI) đã có nhiều điểm nổi bật. Thái Bình đã thu hút 89 dự án với tổng đầu tư trên 20.041 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với năm 2020. Nhờ vào việc tích cực công tác xúc tiến thu hút nguồn vốn FDI, năm 2021 đã thu hút được 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 540 triệu USD, lớn hơn vốn đầu tư của cả giai đoạn 2016-2020.
Thái Bình đang dần là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2021, Thái Bình xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về thu hút nguồn vốn FDI.
Năm 2022, tỉnh Thái Bình thực hiện nhiều chính sách, chương trình, đề án để phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Mục tiêu tăng trưởng của Thái Bình năm 2022 là đạt trên 9%.