MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tinh giản biên chế cán bộ, công chức bị kỷ luật là "rất cần thiết, tháo gỡ được sự trì trệ"

19-03-2023 - 08:36 AM | Xã hội

Tinh giản biên chế cán bộ, công chức bị kỷ luật là "rất cần thiết, tháo gỡ được sự trì trệ"

Đây là ý kiến của ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội khóa XV, đoàn Đồng Tháp, về đề xuất bổ sung các trường hợp bị tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ.

Mới đây, Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108 năm 2014, 113 năm 2018 và 143 năm 2020 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế , Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung các trường hợp bị tinh giản biên chế.

Cụ thể, trong các trường hợp tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đã có đề xuất thêm: Cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì sẽ được tinh giản biên chế.

Đồng tình với đề xuất này, ông Phạm Văn Hòa (Đại biểu Quốc hội khóa XV, đoàn Đồng Tháp) nêu quan điểm: Đề xuất trên của Bộ Nội vụ rất cần thiết, tháo gỡ được sự trì trệ. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để những người bị kỷ luật khiển trách hay cảnh cáo khi xét thấy bản thân không có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút, có nguyện vọng nghỉ công tác, nghỉ hưu sớm.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng nói thêm rằng việc tinh giản biên chế đòi hỏi một sự tự giác, tự nguyện của những đối tượng trên. Trong khi đó, cũng có những người có năng lực, trình độ nhưng vì một phút thiếu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mà bị kỷ luật, đặc biệt là đối với những trường hợp bị kỷ luật về phẩm chất đạo đức.

Tinh giản biên chế cán bộ, công chức bị kỷ luật là rất cần thiết, tháo gỡ được sự trì trệ - Ảnh 1.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)

Theo đại biểu Phan Văn Hòa: "Nếu về phẩm chất đạo đức, cán bộ bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo thì cần phải tinh giản còn đối với những người bị kỷ luật do các nguyên nhân khác (ví dụ như sinh con thứ ba), cần xem xét các trường hợp cụ thể, có thể xem xét để bố trí những công việc khác phù hợp hơn. Còn nếu cán bộ đó tự nguyện tinh giản biên chế thì tổ chức nên cho họ rời vị trí theo nguyện vọng.

Những người tự nguyện tinh giản trong trường hợp này còn có lợi hơn, vì theo quy định, họ sẽ được hưởng chế độ ưu tiên, khoản tiền nhất định khi về nghỉ sớm.

Họ sử dụng một khoản được hưởng theo chế độ để tìm công việc khác hoặc hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước thì cũng sẽ phù hợp với thực tiễn khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang siết lại trật tự, kỷ cương về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tinh thần làm việc, thái độ phục vụ của công chức, viên chức, đặc biệt là công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh đã đi vào nề nếp".

Trợ cấp cho cán bộ dôi dư để khuyến khích tự nguyện tinh giản biên chế

Cũng trong dự thảo này, Bộ Nội vụ cũng có đề nghị 2 phương án hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ngoài hưởng một trong các chính sách theo quy định thì được hưởng thêm mức trợ cấp. Cụ thể, với mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức dôi dư sẽ được trợ cấp 1,8 triệu đồng/tháng hoặc trợ cấp 1/2 tháng lương hiện hưởng.

Về 2 phương án trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - TS Nguyễn Tiến Dĩnh trao đổi trên VOV về việc nghiêng tới phương án 2, tức là trợ cấp 1/2 tháng lương hiện hưởng. Theo ông Dĩnh giải thích: "như vậy mới khuyến khích họ tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi để họ có một khoản đảm bảo cuộc sống cho đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu theo chế độ".

Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế

1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyên tinh giản biên chế. 3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu tránh nhiệm hình sự.

Đề xuất mức mua sắm ô tô công vụ từ 950 triệu đến tối đa 5 tỷ đồng/xe

Theo Trang Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên