MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 3): Cầu tín dụng cân bằng

13-02-2021 - 17:07 PM | Tài chính - ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng của 23 ngân hàng lớn đã niêm yết, có thêm Agribank, đạt mức tích cực sát gần tăng trưởng tín dụng của toàn ngành. Sự phân hóa cũng đã diễn ra.

Năm 2020, theo dữ liệu thống kê, top 23 tổ chức tín dụng mà chúng tôi theo dõi đã đã có tăng trưởng tín dụng rất mạnh, mặc dù bình quân ở mức 9.4% toàn ngành. Mức này nếu so với toàn hệ thống theo thống kê của NHNN là 12.13% tính đến 31/12/2020 còn thấp hơn, nhưng lại có sự phân hóa nhất định.

Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 3): Cầu tín dụng cân bằng - Ảnh 1.

Dữ liệu 23 ngân hàng lớn (nguồn: AWM.Fund)

Theo đó, nhóm TCTD trong TOP 2 và TOP 3 vẫn cho thấy tăng ở mức trên 20%. "Đỉnh" tăng trưởng tín dụng 2020 cao nhất thuộc về VIB (HoSE) lên tới 31.2%. Và ở chiều đối nghịch, mức tăng trưởng âm thấp nhất  thuộc về EIB với -11%. Được biết dù tăng trưởng cho vay giảm song theo ông Nguyễn Cảnh Vinh, Quyền Tổng Giám đốc Eximbank (HoSE: EIB), ngân hàng vẫn có lãi hết sức tích cực và có khoản để dành dư đủ bù đắp nợ xấu được xử lý với trái phiếu VAMC. Sau đó, Eximbank vẫn chốt lãi dương, phản ánh hoạt động hiệu quả.

Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 3): Cầu tín dụng cân bằng - Ảnh 2.

VIB dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng (nguồn ảnh: VIB)

Tại biểu đồ cho thấy có một sự dịch chuyển đáng kể từ phân khúc cho vay dài hạn sang cho vay ngắn hạn để phù hợp với Thông tư số 22/2020/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn toàn ngành đến cuối 2020 đang ở mức 48%, thể hiện cầu tín dụng toàn thị trường các kỳ hạn đang khá cân bằng.

Toàn cảnh ngân hàng 2020 (kỳ 3): Cầu tín dụng cân bằng - Ảnh 3.

(nguồn: AWM.Fund)

Về tăng trưởng huy động, quán quân thuộc về HDBank (HoSE: HDB) với tốc độ tăng trưởng lên tới 38,9%, tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn là thấp và quy mô thuộc vào TOP 2. Tăng trưởng huy động toàn ngành bình quân là 11, 7% và vẫn tập trung mạnh vào nhóm TOP 3 với bình quân 25%.

Tăng trưởng giấy tờ có giá mạnh nhất thuộc về Vietinbank (HoSE: CTG). Ngân hàng này vẫn đang "tiến thoái lưỡng nan" trong câu chuyện tăng vốn, nên tăng vốn cấp 2 qua kênh trái phiếu là một giải pháp tình thế. Đây là năm thứ 4, Vietinbank đẩy mạnh chào bán trái phiếu. Trong đó, trái phiếu phát hành ra công chúng của Vietinbank 3 năm trước đạt 11.000 tỷ đồng. Riêng năm 2020, tổng huy động qua phát hành trái phiếu của Vietinbank xấp xỉ đạt tổng giá trị của cả 3 năm qua. Ngân hàng này đã đăng ký chào bán 100 triệu trái phiếu ra công chúng, với mục đích phát hành trái phiếu dài hạn để tăng quy mô vốn hoạt động cho doanh nghiệp và thực hiện cho vay nền kinh tế, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo MA KHA - L.MỸ

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên