MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi đã "cai nghiện" thành công Facebook như thế nào?: Nhờ bạn trai đổi 'password', ngưng dùng Facebook, tôi chuyển sang Instagram

07-06-2018 - 19:48 PM | Sống

Facebook thật sự khiến tôi phải tiêu tốn quá nhiều thời gian vào nó. Khi dùng mạng xã hội, chắc hẳn sẽ có khá nhiều người cảm thấy bị cuốn vào những dòng thông tin giống như tôi đã từng, mà tôi gọi đó là căn bệnh "nghiện Facebook".

Như bạn biết đấy, thời điểm này, ai mà không dùng Facebook thì sẽ đều gán cho cái mác "nhà quê", "mù công nghệ", "không bắt kịp xu hướng"… Không "chơi mạng xã hội" coi như không hề biết gì về những thông tin được truyền tới bằng tốc độ ánh sáng, cũng chẳng biết thông tin bạn bè, bằng hữu ngày ngày ăn gì, đi chơi ở đâu…

Nhưng bạn yên tâm, tất nhiên là tôi theo kịp thời đại rồi, thậm chí có thể cho là dẫn đầu xu hướng nếu bạn đọc hết câu chuyện dưới đây của tôi.

Tôi đã từng dùng Facebook và bởi tôi thấy mạng xã hội ngốn rất nhiều thời gian của mình nên tôi đã quyết định đặt ra một quy định khắt khe cho mình bắt đầu từ tháng 11 năm 2016: chỉ được ‘check noti’ 2 lần 1 tuần. Và bạn biết không, 6 tháng gần đây, tôi dường như chẳng còn mấy bận tâm về Facebook lắm, nó gần như biến mất khỏi cuộc sống của tôi.

Tôi không dùng Facebook nữa nhưng không có nghĩa là cuộc sống tôi tẻ nhạt hơn, bù lại thú vị hơn bạn tưởng đấy. Tôi cũng muốn thông báo với bạn rằng, tôi không có ý định sử dụng Facebook một lần nữa đâu.

Dưới đây là 4 lí do tôi chấp nhận "cai nghiện" Facebook:

1. Tôi bị ngộp thở bởi ảnh đám cưới

Tôi đã cai nghiện thành công Facebook như thế nào?: Nhờ bạn trai đổi password, ngưng dùng Facebook, tôi chuyển sang Instagram - Ảnh 1.

Đã có khi nào bạn cảm thấy ngộp thở khi ngày ngày lướt Facebook và bị chìm nghỉm trong những tấm hình đám cưới của bạn bè, người thân, người nổi tiếng hay chỉ là một người dưng nào đó chưa? Tôi thì có rồi đấy, tôi cảm thấy khá lúng túng, đôi chút lo lắng, hoang mang khi nhìn thấy đám cưới của ai đó đăng trên mạng xã hội. À, tôi không có ý là họ kết hôn, tôi không vui, mà tôi chỉ cảm thấy một khối lượng thông tin nhiều quá đôi khi sẽ khiến mình cảm thấy khó chịu.

Khi nhìn thấy bức ảnh cầu hôn thứ 70 của ai đó trong vòng 4 ngày liền, tôi đã quyết định sẽ không quan tâm đến cuộc sống của bất cứ ai trên mạng xã hội nữa. Tôi cảm thấy thực sự ngộp thở và hơi chút "ngấy". Nếu bạn là tôi, bạn sẽ làm thế nào? Còn tôi, nhẹ nhàng đăng xuất khỏi Facebook và mở cửa sổ ngắm nhìn mọi thứ xung quanh.

2. Tôi bị ngộp thở bởi những thông tin tranh cãi không hồi kết

Sau các bài viết về đám cưới, những thông tin về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là những thứ khiến tôi tiếp tục ngộp thở. Tôi có đọc báo cáo của NPR, họ nói rằng ông Donald Trump thắng cử sẽ là chất xúc tác khiến nhiều người buồn bã và dừng "chơi" Facebook. Nhưng bạn có tin không? Còn tôi thì chắc chắn không tin rồi. Họ buồn bã và họ tìm đến những nguồn thông tin khác trên Facebook khiến họ vui hơn, thật đấy!

3. Tôi tốn quá nhiều thời gian vàng bạc vào Facebook

Tôi đã cai nghiện thành công Facebook như thế nào?: Nhờ bạn trai đổi password, ngưng dùng Facebook, tôi chuyển sang Instagram - Ảnh 2.

Facebook thật sự khiến tôi phải tiêu tốn quá nhiều thời gian vào nó. Khi dùng mạng xã hội, chắc hẳn sẽ có khá nhiều người cảm thấy bị cuốn vào những dòng thông tin giống như tôi đã từng, mà tôi gọi đó là căn bệnh "nghiện Facebook".

Tôi cũng chẳng cần đến mạng xã hội để ngày ngày lướt qua những than thở vô cớ của một người bạn xã giao tôi quen trong một sự kiện 1 ngày hay những thông tin bịa đặt khiến cả cộng đồng mạng "lo sốt vó". Vậy nên, dù có nhìn ở khía cạnh tích cực đến mấy thì Facebook chỉ khiến tôi mất thời gian mà thôi.

4. Năng suất làm việc của tôi giảm rõ thấy

Tính về việc tạo ra chi phí thì Facebook chẳng giúp ích được gì cho công việc của tôi.

Tôi là một ‘freelancer’, nhưng một ngày làm việc của tôi vẫn kéo dài từ 8 đến 9 tiếng như một nhân viên văn phòng thực thụ. Và một thực tế hiển nhiên về nghề của tôi là nếu không làm việc thì tôi không được trả tiền. Một giờ đồng hồ tôi lãng phí trên facebook là một giờ tôi trắng tay.

Tôi không có công thức tính toán việc năng suất làm việc của mình đã tăng bao nhiêu nhưng tôi chắc chắn với bạn rằng công việc của tôi thực sự tốt lên.

Thời điểm tồi tệ nhất, tôi kiểm tra thấy cứ đều đặn 20 phút một lần tôi lại ‘click’ vào Facebook, lướt một lượt xem có thông tin gì mới không. Dường như, 5 phút "quét" một lượt trên mạng xã hội như là một phần thưởng cho tôi sau 20 phút làm việc "cật lực". 20 phút làm việc tiếp nối 5 phút vào Facebook không phải là một tỉ lệ giúp ích cho công việc của tôi.

Và tất nhiên, không còn cách nào khác để "cai nghiện" Facebook chính là ngưng sử dụng vĩnh viễn.

Tôi đã cai nghiện thành công Facebook như thế nào?: Nhờ bạn trai đổi password, ngưng dùng Facebook, tôi chuyển sang Instagram - Ảnh 3.

Tôi vẫn 'off' Facebook

Thay vì xóa tài khoản Facebook một cách bực bội và hơi chút nuối tiếc thì tôi đã nhờ bạn trai mình thay đổi password để tôi dù có loay hoay, vận dụng trí nhớ của mình thì cũng không thể nào vào được nữa. Thời gian đẩu, tôi ‘off’ Facebook 90% vì 2 tuần 1 lần vẫn vào kiểm tra thông báo; 6 tháng gần đây, tôi ‘off’ 100%.

Đúng là bây giờ tôi không biết những điều gì đang diễn ra trên Facebook. Nhưng tôi không phải kiểu người sống mà không để lại dấu vết nào trên đời – bởi tôi vẫn dùng Instagram. Thành thật mà nói, việc rời khỏi Facebook đã giúp tôi điều chỉnh việc sử dụng Instagram của mình, để tôi không còn lãng phí thời gian vào những thứ không đâu và những người không quen nữa.

Khi thoát khỏi thế giới Facebook, tôi thực sự chỉ nhìn thấy những mặt rất tốt. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian cho đến khi bạn thực sự rời bỏ nó. Và một khi đã quyết tâm rời bỏ, thì bạn sẽ thấy ngần ấy thời gian bạn đã bỏ qua những điều gì. Hối tiếc cũng chẳng thể đưa bạn trở về quá khứ đâu, bạn chỉ có thể cứu vớt những điều hối tiếc bằng cách làm ngay bây giờ để không tiếc nuối về sau mà thôi.

Cuối cùng, tôi xin chúc cho tất cả mọi người có một sinh nhật vui vẻ và đáng nhớ dù có sau một tuần cũng được, chứ không phải là những sinh nhật buồn tẻ, cô đơn cùng những lời chúc "cho có" trên mạng xã hội.

Theo V.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên