MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Tôi đã tham dự đám tang của chính mình": Trào lưu kỳ quặc tại Anh, nhưng ý nghĩa đằng sau mới khiến ai cũng rơi lệ!

05-08-2019 - 15:09 PM | Sống

Tại sao ngày càng có nhiều người muốn tham dự đám tang của chính mình khi mà họ vẫn còn sống?

Nếu có cơ hội được dự đám tang của chính mình, bạn có dám đi không?

Tổ chức đám tang giả có thể giúp bạn nhìn cuộc đời dưới một góc độ mới, sẵn sàng đối mặt với kết cục không thể tránh khỏi sau này. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, đây là cơ hội để họ nói lời tạm biệt với những người thân yêu, để được nghe người khác bày tỏ những lời thân thương, tốt đẹp khi mình ra đi. Chính vì vậy, theo những người tổ chức tang lễ, xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến tại Anh.

Theo một nghiên cứu năm 2009, việc nghĩ đến cái chết 5 phút/ngày trong vòng 1 tuần có thể làm giảm những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm.

Tôi đã tham dự đám tang của chính mình: Trào lưu kỳ quặc tại Anh, nhưng ý nghĩa đằng sau mới khiến ai cũng rơi lệ! - Ảnh 1.

David Williamson - nhân viên trung tâm chăm sóc các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời Spiritual Car Lead tại York- đang lên kế hoạch giới thiệu dịch vụ đám tang giả cho các bệnh nhân vào cuối năm nay, "Tôi đã làm dịch vụ tang lễ trong 30 năm nay", ông cho biết. "Tôi luôn ngạc nhiên trước những lời cuối cùng mà bạn bè và người thân dành cho người chết. Tôi hỏi rằng: ‘Họ đã bao giờ nói điều tương tự khi người đó còn sống không’. Họ trả lời là không. Vì thế, tôi luôn tự hỏi, liệu có cách nào để ta thực sự bày tỏ được những điều mình nghĩ và cảm nhận về người khác khi họ còn sống không?"

Theo ông, Anh vốn là một đất nước bảo thủ, vì thế những đám tang giả kiểu này có thể "giúp mọi người thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình mà không cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng".

Georgia Martin (28 tuổi) bắt đầu tổ chức đám tang giả như một hoạt động tình nguyện sau khi trải qua những giây phút xúc động tại đám tang ông mình. "Nhìn những người bạn của ông đến viếng, tôi cảm thấy thật buồn và nghĩ: ‘Hẳn ông đã rất muốn gặp tất cả bọn họ. Tại sao chúng ta không làm điều này khi ông còn sống?’"

1 năm sau, cô đã tổ chức 6 đám tang giả khác nhau. Theo cô, tuy có sự khác biệt nhưng chúng đều giúp những người sắp lìa đời và gia đình của họ chấp nhận sự thật. Nhờ đó, họ biết thế nào là một đám tang - nơi vị khách mời danh dự chính là cái chết.

"Khi mọi người đến viếng, bạn đã chẳng còn ở đó để nghe tất cả những lời thương yêu họ nói", Georgia nói. "Đây cũng là cơ hội giúp bạn nói với mọi người: ‘Hãy cứ thoải mái sống tiếp, kể cả khi tôi đã ra đi.’"

Tôi đã tham dự đám tang của chính mình: Trào lưu kỳ quặc tại Anh, nhưng ý nghĩa đằng sau mới khiến ai cũng rơi lệ! - Ảnh 2.

Đối với một số người, việc tổ chức đám tang giả cho những người bị bệnh hiểm nghèo là một cơ hội quý giá để vượt qua khoảng thời gian khó khăn. Năm 2016, Tom Honeywell (24 tuổi) đã tổ chức đám tang giả cho ông mình - người chỉ còn 1 tháng để sống. Ông của anh đã kiên quyết làm điều này như để tận hưởng thời gian cuối đời bên cạnh bạn bè mình. Có đến 80 người đã tham gia sự kiện này. Gia đình đã thuê cả nhiếp ảnh gia, mở quầy chụp ảnh với những và cả sân khấu để mọi người được đứng lên và nói lời tri ân. Tom cho biết: "Tôi nghĩ những người dám tổ chức đám tang giả khi còn sống là những người vô cùng mạnh mẽ. Bạn biết bạn đang ăn mừng điều gì; bạn biết là bạn sắp chết".

Mặc dù đám tang giả có thể giúp người sắp chết được gặp bạn bè lần cuối, đây cũng là một trải nghiệm đau lòng vì họ phải đối mặt với sự thực nghiệt ngã.

"Đó là một ngày đầy cảm xúc", Tom cho biết. "Nó thật kỳ quái, tưởng niệm cuộc đời khi mà ông vẫn ở đó. Điều ấy khiến ông cảm thấy cái chết càng trở nên thật hơn. Nhưng đó là ước muốn của ông, và ông tận hưởng nó rất thích thú. Đó là một kỷ niệm rất đẹp."

Tôi đã tham dự đám tang của chính mình: Trào lưu kỳ quặc tại Anh, nhưng ý nghĩa đằng sau mới khiến ai cũng rơi lệ! - Ảnh 3.

Trong khi hầu hết mọi người tổ chức đám tang giả vì bệnh nan y, một số người lại có những lý do oái oăm hơn. Michael Hebb - người sáng lập tổ chức Death Over Dinner (một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích mọi người tổ chức các bữa tối thảo luận về những vấn đề khó nói như cái chết) - đã làm đám tang giả nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của mình. Ông và người bạn gái lâu năm vừa mới chia tay vài tuần trước đó. Không muốn ở một mình, người đàn ông này đã gửi mail cho 50 người bạn đến dự tiệc mừng sinh nhật mình. 40 người đã đến và quyết định tổ chức cho Michael một đám tang giả.

Dù đây ban đầu là một ý tưởng đùa vui, nhưng nó đã trở nên nghiêm túc hơn. Không còn là một buổi lễ chơi khăm, Michael đã mặc áo trắng, nằm trong quan tài không có nắp trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Họ đặt ông vào trong một căn phòng tối, thắp sáng bởi một cây nến duy nhất.

"Hơi thở họ đầy mùi rượu whiskey", một người khiêng quan tài cho biết. "Họ phải uống vì họ đã rất sợ hãi".

Mặc dù biết buổi lễ này là giả, một người bạn của Michael vẫn khóc khi thấy ông nằm bất động trong quan tài trong khi người khác đọc điếu văn. Một người bạn khác thì cho biết: "Tôi sợ rằng anh sẽ chẳng bao giờ biết tôi mến anh tới mức nào". Cô con gái 15 tuổi của Michael đã kết thúc buổi lễ này. "Con bé đặt tay lên tôi rồi nói những lời tiễn đưa xúc động nhất, về việc tôi có ý nghĩa ra sao với nó. Mọi người đều khóc."

Michael cho biết, ông luôn cảm thấy khó gắn kết với mọi người và thỉnh thoảng cũng cô đơn. Tuy nhiên, sau khi sau khi phải nằm trong quan tài và nghe mọi người bày tỏ suy nghĩ về mình, ông đã nhìn cuộc đời với một ánh mắt khác. Michael cảm thấy ông được cho cơ hội thứ hai để cải thiện các mối quan hệ của mình, cũng như sửa chữa những sai lầm trong vòng 40 năm qua.

Ngọc Hà

BBC

Trở lên trên