'Tôi ít nói nhưng không có nghĩa là tôi không biết gì': 4 kỹ năng sinh tồn chốn công sở mà người hướng nội nên biết
Người hướng nội không phải là cố tình khép mình hay chống đối xã hội. Họ chỉ đang tận hưởng thời gian một mình vì đây cũng là cách người hướng nội nạp thêm năng lượng.
- 13-12-20205 bài học tôi nhận được từ nhà đầu tư tài ba: Ai cũng có 24 giờ, người nghèo than thở, người giàu không ngừng hành động để "bán mình" với giá cao nhất
- 12-12-2020Đường ruột tốt thì tuổi thọ cao: Đây là 5 bí quyết "vàng" để bảo vệ đường tiêu hóa từ chuyên gia hàng đầu thế giới
- 07-12-2020Thói quen như con dao 2 lưỡi, giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn căng thẳng: 3 điều cần biết để thói quen không trở thành "kẻ thù"
- 06-12-2020Tiết lộ 4 thói quen của những người khỏe mạnh nhất thế giới: Điều số 4 rất nhiều người khó làm được trong cuộc sống hiện đại
"Ở công ty, chỉ cần nghe thấy tiếng chuông điện thoại là tôi lại cảm thấy ngột ngạt; tôi luôn giữ im lặng trong các cuộc họp vì tôi thường đổ mồ hôi khi nói trước đám đông; sau khi tan làm, tôi chọn về nhà nằm trên ghế sofa đọc sách và chơi với mèo thay vì đi chơi cùng bạn bè".
Nếu bạn cảm thấy mình giống như trên, có lẽ bạn cũng là một người "hướng nội".
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, dù ở trường học hay công ty, người hướng nội rất dễ bị xem nhẹ.
Nếu bạn cũng đang gặp phải điều này thì bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với bạn 4 quy tắc giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị xem như người vô hình.
1. Công việc nào phù hợp với người hướng nội?
Trên đời, không có một công việc nào được sinh ra để phù hợp với bất cứ nhóm người nào hay bất cứ ai, dù là bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Công việc phù hợp với bạn hay không, dựa theo những giá trị mà bạn trên cương vị của công việc này, làm được.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào việc mình có khả năng xử lý hay không để tìm ra công việc có thể làm tốt.
Một MC theo nghề được hơn 20 năm chia sẻ trước đây công việc mơ ước của anh là diễn viên, nhưng ngoại hình và khả năng của anh không cho phép. Trong một lần tuyển dụng của đài phát thanh, vì một nhầm lẫn mà anh đã trở thành MC và từ đó anh nhận ra rằng bản thân khá có năng khiếu dẫn chương trình.
Nếu bây giờ bạn hỏi anh ấy liệu anh ấy có thích làm MC không, anh ấy sẽ nói "Tất nhiên là anh thích rồi!"
Cũng câu hỏi đó, nếu là anh của hơn 20 năm trước, thì chắc chắn câu trả lời sẽ khác.
Khi bạn đã làm việc thành thạo và nảy sinh hứng thú với một công việc, điều đó chứng tỏ bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó.
2. Làm thế nào để người hướng nội hòa nhập với đồng nghiệp?
Người hướng nội rất dễ bị hiểu nhầm là "khó gần" khi ở nơi làm việc, vì thay vì trò chuyện với mọi người thì họ lại thích ngồi tại chỗ và làm việc.
Tuy nhiên, ở công ty, bạn không thể không giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Bạn không cần phải cố gắng kết bạn với tất cả mọi người, vì dù sao đây cũng là việc không thể ép buộc, bạn chỉ cần duy trì mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp là được.
Đồng nghiệp có thể làm bạn bè không? Tôi nghĩ việc này khó như tìm được công việc mơ ước vậy, nhưng không phải là không thể.
Trước hết, chúng ta phải làm rõ một điều: mục đích chính của chúng ta khi đến công ty là để làm việc, nếu kết được bạn thì đó là bonus, còn không kết được bạn thì cũng rất bình thường.
3. Làm sao để sếp thấy được hiệu quả làm việc của mình?
Người hướng nội không nhanh mồm nhanh miệng như người hướng ngoại, nếu gặp phải đồng nghiệp khéo miệng thích tranh công, thì người hướng nội rất dễ bị cướp mất công lao.
Nhưng ít nói không có nghĩa là lúc nào bạn cũng im lặng không quan tâm chuyện gì. Nếu bạn cũng ở trong tình trạng "làm tốt nhưng không ai biết" thì đã đến lúc bạn phải lên tiếng rồi.
Điều này quả thực đi ngược lại tính cách khiêm tốn của người hướng nội, nhưng không ai biết bạn đã bỏ ra những gì, và sếp cũng sẽ không đi bật camera lên để xem hiệu quả làm việc của từng nhân viên.
Có nhiều cách thể hiện bản thân. Người hướng nội thích dùng chữ viết để thể hiện mình. Bạn có thể dùng email để báo cáo tiến độ làm việc, phân tích các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp gửi sếp. Như vậy sếp có thể biết được bạn tận tâm với công việc và năng lực làm việc của bạn. Thỉnh thoảng liên lạc trao đổi công việc với sếp qua mail, để đối phương biết rằng bạn cũng rất có triển vọng!
Có thể vì đang trong trạng thái nào đó mà bạn không thể thể hiện bản thân với sếp. Nhưng đừng nản lòng. Hãy cố gắng ghi lại những thành tích mà bạn đạt được, không ngừng động viên bản thân và thể hiện bản thân theo cách riêng của bạn khi thích hợp.
4. Cách chung sống với đồng nghiệp dễ nổi nóng
Xung quanh người hướng nội luôn có ít nhất một hai đồng nghiệp thiếu kiên nhẫn, đôi khi cảm xúc của họ lên xuống rất thất thường, thật ra điều này không xấu chỉ là cách giao tiếp của mọi người khác nhau thôi.
Có lần đồng nghiệp A cầm một đống tài liệu ném mạnh lên bàn tôi rồi hét một đống thứ tôi không hiểu, tiếng hét khiến cả văn phòng đều có thể nghe thấy.
Ngay khi mọi người cho rằng sẽ có một trận cuồng phong đẫm máu, thì tôi bình tĩnh nói: "Anh có thể bình tĩnh nói chuyện được không?"
Bầu không khí lúc này đột nhiên trùng xuống đến mức đóng băng, dường như cơn tức giận của A cũng bị dập tắt, lúc này sếp cũng xuất hiện…
Không chạy theo cảm xúc của đối phương là lựa chọn đúng đắn và có thể thực thi đối với người hướng nội. Khi đối phương không thể bình tĩnh giao tiếp và thảo luận với bạn, cách duy nhất để hạ nhiệt cơn giận dữ của người kia là lấy tĩnh chế động.
Bạn tôi đã từng nói với tôi rằng: "Sao cậu không quát lại đi, như vậy lần sau người ta sẽ không dám làm thế nữa." Quát lại cũng là một cách, nhưng hiện tại tôi không nghĩ rằng làm như vậy có lợi ích gì, thậm chí nó còn làm lu mờ việc chính, khiến người ta không biết nên giải quyết vấn đề trước hay là hạ hỏa đương sự trước.
Xin hãy nhớ rằng hướng nội chỉ là một xu hướng tính cách, nó không phải là rào cản ngăn chúng ta tiến về phía trước. Mặc dù người hướng nội khiến người khác cảm giác rất nhạt nhẽo và ít nói, nhưng chỉ cần bạn tận dụng tốt những ưu điểm của người hướng nội thì bạn cũng có thể tỏa sáng.
Chúc bạn thành công.
Trí Thức Trẻ