"Tôi không bao giờ mua nước đóng chai": PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh "tiết lộ" lý do giật mình
Thói quen quá lạm dụng đồ nhựa khiến con người đang tàn phá cuộc sống của chính mình, đó là lời cảnh báo từ PGS.TS Thịnh.
- 22-08-2019Ngủ gục trên bàn mỗi buổi trưa và những tác hại không tưởng đến sức khỏe của bạn
- 22-08-20193 điều cấm kỵ khi ăn dưa chuột ai cũng cần nắm rõ để giữ dáng, đẹp da lại cực tốt cho sức khỏe
- 22-08-2019Ngồi ở vị trí áp lực bậc nhất thế giới nên các Tổng thống Mỹ được hưởng nhiều đặc quyền có 1-0-2: Lương 400.000 USD chưa phải là điều hấp dẫn nhất!
Vật liệu dẻo là một cuộc cách mạng
Lạm dụng dùng đồ nhựa khiến cho tình trạng rác thải nhựa hiện đang là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối ở Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), khoảng 1 thể kỷ gần đây nhân loại đã tìm ra cho mình một loại chất liệu hết sức kỳ diệu đó là polyme (chất dẻo), còn gọi là nhựa.
Nhựa đi vào cuộc sống con người hết sức kỳ diệu tạo ra một cuộc cách mạng thực sự về vật liệu, bởi vì chúng ta không thể dùng kim loại hay gỗ mãi mà cần có vật liệu thay thế.
Trong cuộc cách mạng chất dẻo đó con người đã chế tạo ra đồ chứa đựng thực phẩm. Ưu điểm của polyme tạo ra mọi khuôn hình, tuy nhiên, ngày nay con người lại quá lạm dụng nó tới mức có hại cho cuộc sống của mình.
Nhựa đang bị thải ra môi trường quá nhiều từ đồ dùng trong sinh hoạt, nhiều nhất là túi ni lông. Chất thải nhựa quá nhiều nhưng việc xử lý, tái chế chúng lại "bế tắc" đã gây ra hậu quả tiêu cực tới môi trường sống.
"Cứng như kim loại cũng phải gục trước môi trường bị ô-xy hóa và phân huỷ. Đồ nhựa thì khác rất khó phân huỷ.
Vì vậy, khi các sản phẩm nhựa con người thải ra môi trường sẽ cứng như cục đá bền với thời gian.
Có lẽ ở một tương lai xa khoảng 1.000-5.000 năm sau người ta có đi khảo cổ con người sống ở thế kỷ 21 sống như thế nào?
Tôi tin chắc họ sẽ tìm thấy đồ nhựa rất nhiều, chỗ nào cũng có."- PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nói.
Với môi trường nhựa gây ra ô nhiễm ra sao?
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh dùng bình đựng nước thay vì mua nước đóng chai tiện dụng.
Việc gây ra ô nhiễm cho môi trường là do nhựa nằm dải rác khắp nơi ảnh hưởng tới các loài sinh vật trong đất, sinh vật dưới nước. Những loài giun, sinh vật, động vật sống dưới đất sẽ không còn chỗ để sống, cây cỏ sẽ không thể đâm dễ để phát triển.
Nếu ở dưới nước nhựa phân tán ra thành các vật thể tranh chấp môi trường sống của cá hoặc cá ăn phải sẽ không thể tiêu hóa và chết.
"Chất thải nhựa ảnh hưởng trực tiếp tới loài động vật, thực vật trên cạn và dưới nước. Nói cách khác nó làm cho môi, sự sống thay đổi", PGS Thịnh nói.
Tác hại của đồ nhựa với môi trường và sự sống con người là rất lớn, vậy chúng ta có nên cấm sử dụng đồ nhựa hay không? – PV hỏi. PGS.TS Thịnh cho hay, cấm đồ nhựa là rất khó và không có vật liệu để thay thế. Ví dụ, nhựa vẫn đang được ứng dụng làm vỏ ô tô, vỏ ti vi, bàn, ghế…
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra loại nhựa có thể thay thế được kim loại hay như loại nhựa chịu nhiệt. Tuy nhiên, việc làm như vậy lại càng làm cho lượng nhựa thải ra môi trường nhiều hơn.
Bởi vì, các vật dụng bằng nhựa càng nhiều thì nhựa sẽ được quay vòng tái chế sẽ cao. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang sử dụng đồ 1 lần (cốc – đĩa – thìa… bằng nhựa) nhiều hơn.
PGS. Thịnh cho biết: "Nghe những đồ dùng một lần rất là sang trọng, sạch sẽ dùng xong vứt đi. Nhưng hãy làm một phép tính về đồ dùng 1 lần, bạn sẽ thấy con số thải đồ nhựa ra môi trường là rất khủng kiếp.
Hay như khi ta ăn một hộp sữa chua 100g, chúng ta sẽ bỏ đi một cái thìa, bao bì đựng (hộp, nắp) ra môi trường. Vậy số lượng chất thải nhựa xả ra ngoài môi trường có thể tương đương với những gì ta ăn vào.
Hàng ngày, ngành môi trường phải thu gom hàng nghìn tấn rác phải trong đó chủ yếu là nhựa ra ngoài đô thị".
PGS.TS đặt ra câu hỏi: "Việc chúng ta đang dùng đồ nhựa 1 lần có cần thiết hay không?" Cá nhân ông thấy việc đó không cần thiết và gây lãng phí không đáng có.
"Lâu nay chúng ta sống trưởng giả đã quen khiến cho rác thải nhựa ngày càng tăng lên. Chính sự tiện dụng của con người đang phá hoại cuộc sống của mình.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp uống xong chai nước ném ngay xuống đường mất lịch sự và gây rác.
Trước đây, ông cha ta vẫn dùng bình thủy tinh trữ nước mang đi uống. Tôi không hiểu tại sao nước cần đun sôi cho vào bình thủy tinh mang đi uống mà chúng ta lại phải bỏ tiền ra mua một chai nước đóng sẵn uống.
Tôi không bao giờ mua chai nước đóng chai ở ngoài. Tôi thường mang bình nước đun sôi để nguội ở nhà đi vừa nước uống, vừa không phải mất tiền mua.
Chắc vì tôi nghèo không có tiền mua nước đóng chai sẵn, còn các anh chị nhiều tiền nên mua chai nước uống", PGS.TS Thịnh nói.
Theo vị chuyên gia, vấn đề rác thải nhựa cần phải có luật rõ ràng: Có nên cấm hay không? hay đánh thuế cao chai nhựa; và chúng ta nên nghĩ tới việc dùng vật liệu tái sử dụng nhiều lần như đồ thủy tinh, đồ sứ.
Trong trường hợp dùng các vật liệu tái sử dụng thì cũng cần phải bàn tới chính sách thu gom. Vì nếu dùng xong vứt đi sẽ rất lãng phí vì chai thủy tinh đắt hơn chai nhựa rất nhiều.
"Tôi thấy một số nơi giảm túi nilong bằng cách dùng lá chuối để gói thực phẩm. Cách đó không khả thi chúng ta có bao nhiêu cây chuối để gói thực phẩm, chẳng mấy mà vườn chuối của người nông dân trụi lá, lá vứt ra còn gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó nên sản xuất các loại giấy có thể phân hủy trong môi trường", PGS.TS Thịnh nói.
Cũng theo PGS.TS Thịnh việc giảm rác thải nhựa trong đó có túi ni lông qua cuộc mít tinh mang hình thức phong trào là không khả thi. Cần phải vận động người dân cùng gia, tham gia dọn rác phải từng tuần từng tháng.
"Tôi nhớ trước đây, khi tôi còn là sinh viên của Đại học Bách Khoa ngày thứ 5 nào sinh viên phải đến trường quét rác, trường sạch bong, bây giờ đã khác cái gì cũng thuê.
Mỗi người có ý thức thói quen bảo vệ môi trường, cuộc sống của mình thì môi trường sẽ tự xanh, đẹp.
Thói quen của người Việt Nam để thay đổi là rất khó vì vậy cần phải tác động thay đổi dần. Người Việt Nam có thói quen cứ thấy mặt đường là xông ra buôn bán và tống rác ra đường", PGS.TS Thịnh nói.
Trí thức trẻ