MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng giám đốc IMF: Quá sớm để rút các "trụ đỡ" của nền kinh tế

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieve, cho biết các khoản chi kích thích tài khoá đã khiến nợ tăng cao. Tuy nhiên, bà khẳng định, vẫn còn sớm để rút các "trụ đỡ an toàn" của nền kinh tế.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, đây là giai đoạn nền kinh tế suy giảm chưa từng thấy trong nhiều năm. Gần đây, các hoạt động kinh tế toàn cầu đã dần hồi phục. Nhưng nếu đại dịch tái diễn, kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại nặng nề hơn nữa.

Bà Kristalina Georgieve chỉ ra rằng chi phí tài chính nhằm ngăn chặn đại dịch và giảm thiểu tổn thất trong nền kinh tế đã làm tăng tỷ lệ nợ, nhưng hiện tại vẫn còn sớm để rút các "trụ đỡ an toàn" trong nền kinh tế.

Trong bài đăng trước cuộc họp trực tuyến cùng với Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), bà Kristalina Georgieve khẳng định: "Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm".

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020, dự đoán tỷ lệ suy thoái đến 4,9% và phục hồi năm 2021 sẽ kém hơn dự kiến ban đầu.

Tổng giám đốc IMF: Quá sớm để rút các trụ đỡ của nền kinh tế - Ảnh 1.

Bà Georgieva cho biết, các nước thành viên G20 cùng với các quốc gia khác đã chi 11 nghìn tỷ USD cho việc áp dụng biện pháp tài khoá, Ngân hàng Trung ương cũng đã bơm các khoản tiền khổng lồ để cứu vớt thanh khoản. Đây được coi là những bước đệm an toàn cho nền kinh tế toàn cầu.

Dù vậy, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo về các nguy cơ vẫn đang rình rập, bao gồm làn sóng lây nhiễm dịch bệnh thứ hai có khả năng xảy ra, định giá tài sản tăng cao, giá cả hàng hoá không ổn định, gia tăng bảo hộ thương mại và bất ổn chính trị.

Trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, một số quốc gia có tỷ lệ người dân mất việc nhiều hơn cả tỷ lệ việc làm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhiều người trong số họ sẽ không có cơ hội quay lại với công việc ban đầu.

Bà Georgieva chỉ ra: mất việc làm, phá sản và tái cấu trúc ngành có thể đặt ra những thách thức lớn cho ngành tài chính, bao gồm tổn thất tín dụng đối với các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư.

Giám đốc IMF cho rằng hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế và sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương là những yếu tố cần thiết để đảm bảo tính ổn định. Các quy định cũng nên được đặt ra để giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn linh hoạt, từ đó có thể nới rộng các hạn mức tín dụng.

Bà cho biết: "Chính sách tiền tệ nên được duy trì để điều tiết trong các ngành đang có lỗ hổng sản lượng lớn và tỷ lệ lạm phát dưới mức mục tiêu. Đây là những vấn đề nhiều quốc gia đang phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng này".

Trong một báo cáo gửi đến G20, IMF đã cảnh báo rằng sự gia tăng trong bảo hộ thương mại và căng thẳng thương mại là những yếu tố gây nguy hại đến phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra những biện pháp phục hồi kinh tế sai lệch sẽ làm tăng nguy cơ thiểu phát và tình trạng giảm lãi suất kéo dài. Điều này có thể làm suy yếu tính bền vững của nợ công cũng như sự ổn định nền tài chính.

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên