MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng giám đốc WHO tiết lộ lý do số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong thời gian qua: Những người trẻ quá chủ quan!

01-08-2020 - 08:47 AM | Sống

Ở một vài quốc gia, các chuyên gia y tế nhận định rằng, ngày càng nhiều người trẻ dương tính với virus. Bởi người trẻ ít tuân thủ việc giãn cách xã hội đúng cách và có nhiều tiếp xúc trong cộng đồng hơn.

"Những người trẻ tuổi không bất bại", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc tổ chức Y tế thế giời WHO nhấn mạnh trong một cuộc họp báo hôm thứ 5. Ông cảnh báo về việc số ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng trong những tháng vừa qua với càng bằng chứng đáng lo ngại. Các bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, dù chỉ có những triệu chứng nhẹ cũng có thể phải chịu đựng những vấn đề sức khỏe về lâu dài.

"Nhiều bằng chứng cho thấy, ổ dịch ở một số người có nguyên nhân một phần ở người trẻ. Họ đã trở nên thiếu cảnh giác khi mùa hè tới ở Bắc bán cầu. Chúng tôi cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: Người trẻ không bất khả chiến bại trước virus. Các bạn có thể nhiễm bệnh, có thể sẽ chết và có thể lây lan virus cho người khác", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu.

Trước đó, Tiến sĩ Hans Kluge - giám đốc khu vực châu Âu của WHO báo cáo rằng có rất nhiều ca dương tính với COVID-19 là người trẻ tuổi. "Chúng tôi nhận được báo cáo về rất nhiều ca nhiễm COVID-19 ở các nước châu Âu thuộc độ tuổi 20 -39", ông Kluge nói.

Ở một vài quốc gia, bao gồm Pháp và Đức, các chuyên gia y tế nhận định rằng, ngày càng nhiều người trẻ dương tính với virus. Bởi người trẻ ít tuân thủ việc giãn cách xã hội đúng cách và có nhiều tiếp xúc trong cộng đồng hơn.

"Tôi chẳng sợ gì cả"

Nhiều người trẻ ở châu Âu tiết lộ với tờ Euronews rằng, dù nhiều khía cạnh cuộc sống bị thay đổi khi có dịch COVID-19 nhưng họ vẫn thường xuyên gặp gỡ bạn bè như trước kia,

"Tôi vẫn gặp gỡ bạn bè như trước kia, nhưng ít thường xuyên hơn vì số lượng các sự kiện lớn giảm. Chúng tôi thích các cuộc tụ tập ngoài trời để hạn chế phải dùng khẩu trang", Simon, một thanh niên 33 tuổi sống ở Lyon, Pháp nói. Tuy nhiên, họ cũng đã không còn hôn má để chào hỏi nhau theo truyền thống của Pháp.

Tổng giám đốc WHO tiết lộ lý do số ca nhiễm COVID-19 tăng kinh hoàng trong những tháng vừa qua: Những người trẻ quá chủ quan! - Ảnh 1.

Sarah, một người 32 tuổi đang làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Paris chia sẻ rằng, coo vẫn gặp gỡ rất nhiều người, ít nhất là từ 6 tháng qua, khi các nhà hàng, quán bar được mở cửa trở lại ở Pháp. Cô cũng tiết lộ rằng, hầu hết người quen của cô đều chẳng lo sợ gì về bệnh dịch.

"Tôi chẳng việc gì phải sợ thứ virus này vì tôi thuộc nhóm người trẻ, không có nguy cơ cao. Tôi hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Mong muốn được sống cuộc sống bình thường còn mạnh mẽ hơn nỗi sợ cái chết", Sarah nói.

Vincent, 34 tuổi (Lyon, Pháp) cũng chia sẻ tương tự: "Tôi cũng vẫn gặp rất nhiều người. Tôi có dùng các cách phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa tay mỗi khi có thể".

Các Simon và Vincent đều thừa nhận rằng họ cũng lo lắng bản thân sẽ lan truyền virus cho người khác hơn là bị nhiễm virus.

Tại sao phải mạo hiểm?

Tổ chức Y tế thế giới WHO nhấn mạnh rằng, những trường hợp bị nhiễm COVID-19 với các triệu chứng nhẹ cũng hoàn toàn có thể để lại các biến chứng sức khỏe lâu dài. Tiến sĩ Maria van Kerkhove, chủ nhiệm kỹ thuật của WHO chống đại dịch COVID-19 đã liệt ké một số biến chứng về lâu dài đối với những người bị nhiễm COVID-19: mệt mỏi cực độ, thở ngắn, khó hoạt động cơ thể bình thường...

Không những thế, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 còn có thể bị viêm nhiễm kéo dài trong hệ thống tim mạch, theo Michael Ryan, Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO. Hơn nữa, những gì chúng ta đã biết về virus COVID-19 còn quá ít để kết luận về những hệ quả sức khỏe lâu dài nếu nhiễm bệnh.

Tổng giám đốc WHO tiết lộ lý do số ca nhiễm COVID-19 tăng kinh hoàng trong những tháng vừa qua: Những người trẻ quá chủ quan! - Ảnh 2.

"Tại sao phải mạo hiểm như thế? Đừng có mạo hiểm với những thứ bạn không thể xác định", ông đặt câu hỏi. Các chuyên gia của WHO đều lên tiếng kêu gọi người trẻ phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh tụ tập đông người bởi "các hộp đêm là nơi có khả năng lây lan dịch bệnh rất cao", theo Tiến sĩ Kerkhove.

Theo ông, các chuyên gia y tế cần thay đổi thông điệp cho người trẻ: "Vấn đề ở đây là phải kiểm soát sự rủi ro khi người trẻ tiếp xúc với các nhóm người có nguy cơ cao và giải thích cho họ những thông điệp tích cực. Đổ lỗi là điều tệ nhất lúc này".

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên