Tổng kiểm toán Hồ Đức Phớc lý giải con số xử lý tài chính 353.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần nhiệm kỳ trước
Phát biểu giải trình, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội xung quanh việc thảo luận về Báo cáo Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ vừa qua, ông Phớc nhấn mạnh số tiền xử lý tài chính tới từ nhiều nguồn khác nhau.
- 25-03-2021Tổng kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc: Sẽ số hóa, áp dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây vào hoạt động KTNN
- 29-05-2015KTNN: Thống kê nợ công năm 2013 chưa đầy đủ
- 25-05-2015KTNN chỉ ra các sai phạm tại Công ty bảo hiểm Pjico và Bảo Minh giai đoạn 2011-2013
- 25-05-2015KTNN kiến nghị thu hồi 104 tỷ đồng tiền cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế
- 29-09-2014"Cổ phần hóa vẫn đang "loanh quanh" khu vực KTNN, chưa ra thị trường được bao nhiêu"
Phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang đoàn Đắk Nông và Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội đều nhắc đến con số xử lý tài chính hơn 353.000 tỷ đồng của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ vừa qua, gấp 3,5 lần nhiệm kỳ trước. Đại biểu Cường còn nhấn mạnh sự ấn tượng của con số này khi chi khi ngân sách 2016-2021 chỉ gấp 1,6 lần so với 5 năm trước đó.
Lý giải thêm về con số này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết con số này có từ các khoản tăng thu (thu thuế, các khoản chi sai) cùng với giảm chi và các khoản khác, bao gồm cả điều chỉnh sổ sách.
"Ví dụ, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 38.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng thu, giảm chi hơn 11.000 tỷ đồng. Hay năm 2019, KTNN xử lý được 92.000 tỷ đồng, tăng thu, giảm chi 46.000 tỷ, còn lại là các điều chỉnh khác", ông Phớc cho biết.
Đối với chia sẻ của đại biểu Giang xung quanh số lượng lớn kiến nghị của KTNN chưa được thực hiện, ông Phớc cho biết khi KTNN phát hiện sai phạm trong sử dụng, quản lý ngân sách nhà nước, cơ quan này đã đưa ra quyết định truy thu hay giảm thu. Tuy nhiên, ví dụ như các khoản chi sai, nhiều dự án đã chi tiền phải chờ nhà thầu trả lại mới có thể thu hồi. Các khoản chi sai chế độ cũng chờ có nguồn để trả lại.
Trước lo ngại về chất lượng kiểm toán, ông Phớc nói rằng ngoài một Vụ chuyên trách, KTNN cũng thực hiện việc luân chuyển địa bàn với kiểm toán viên, thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán theo kế hoạch và đột suất. Ngoài ra, KTNN cũng sử dụng bộ máy thanh tra của mình để kiểm tra chéo các hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng.
Dẫu vậy, người đứng đầu của KTNN cũng nhấn mạnh cơ quan này sẽ tiếp thu ý kiến của các ĐBQH và sẽ tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả hơn trong thời gian tới.