Tổng thống Trump bị phản ứng dữ dội vì chặn “giấc mơ Mỹ”
Quyết định chấm dứt chương trình hoãn trục xuất trẻ em nhập cư bất hợp pháp (DACA) do người tiền nhiệm Barack Obama thông qua năm 2012, Tổng thống Donald Trump đang gặp phải sự phản đối trên khắp nước Mỹ.
- 14-08-2017Thung lũng Silicon cắt giảm mạnh tuyển dụng lao động nhập cư
- 26-07-2017Đây là cách nhiều người biến 'giấc mơ Mỹ' thành hiện thực ngay cả khi tổng thống Donald Trump siết chặt nhập cư
- 21-07-2017Chuyện nhập cư vào Mỹ: Cần người hay cần tiền?
- 12-05-2017Trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với người nhập cư, dân số New Zealand tăng nhanh nhất kể từ 1974
- 03-05-2017Không phải Mỹ, quốc gia mà Jack Ma muốn định cư này mới đang thực sự đau đầu vì nhập cư
Khi DACA được thông qua năm 2012 dưới chính quyền của Tổng thống Obama, hàng trăm nghìn người nhập cư được đưa tới Mỹ chưa đủ tuổi thành niên đã nộp đơn lên chính phủ liên bang để được bảo vệ và tạm thời không bị trục xuất. Trong 5 năm qua, khoảng 800.000 được đưa tới Mỹ khi chưa thành niên đã tham gia chương trình này để đổi lấy nỗi lo tránh bị đưa về nước.
Tuy nhiên, với quyết định chấm dứt DACA của chính quyền Tổng thống Donald Trump, việc nộp đơn lại trở thành cơn ác mộng với người nhập cư bất hợp pháp. Trong thời gian qua, họ trả lời các cuộc điện thoại của nhà chức trách, cung cấp chi tiết mọi thông tin cá nhân như địa chỉ, trường học hay nơi làm việc.... Nếu DACA kết thúc, những thông tin trên sẽ giúp nhà chức trách dễ dàng tìm kiếm và trục xuất họ.
Dù để cho Quốc hội Mỹ 6 tháng tìm ra chương trình thay thế DACA nhưng chính quyền của Tổng thống Trump vẫn gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của những người bị ảnh hưởng. Biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ nhằm gây áp lực lên quyết định của Chính quyền Trump.
Rosie, 30 tuổi, là một trong những người thuộc diện bảo vệ của DACA. Cô sống ở Mỹ từ năm 4 tuổi và cung cấp mọi thông tin cá nhân cho nhà chức trách để đổi lấy việc hoãn bị trục xuất. Tuy nhiên, với động thái mới của chính quyền Tổng thống Trump, Rosie lo sợ cô sẽ bị cảnh sát gõ cửa và đưa khỏi nước Mỹ bất cứ lúc nào.
“Khi được bảo vệ, DACA đưa những người nhập cư bất hợp pháp bước ra ánh sáng, lấy sinh trắc học đưa vào hệ thống và cấp cho họ số an sinh xã hội, cơ hội việc làm, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…. Tuy nhiên, khi không còn được bảo vệ, Cơ quan Quản lý Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và đưa chúng tôi đi”, Reaz Jafri, một luật sư nhập cư, nhấn mạnh.
Bản thân cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng về quyết định của chính quyền kế nhiệm. Theo đó, ông Obama gọi việc chấm dứt chương trình bảo vệ những người được đưa tới Mỹ khi còn là trẻ vị thành niên là “tàn nhẫn” và “sai trái” đồng thời nhấn mạnh đây là quyết định “mang tính chính trị, đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức”.
Ngay trong quá trình tranh cử năm 2016, ông Trump đã cam kết hủy bỏ DACA. Thậm chí, ông Trump còn chỉ trích ông Obama vượt mặt Quốc hội để ban hành DACA. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump cũng theo đuổi những chính sách cứng rắn với người nhập cư và đưa việc làm về cho nước Mỹ. Nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu đã cam kết xây dựng nhà máy ở Mỹ.