Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín 2022: Winmart/Winmart+ tuột ngôi vương vào tay ông chủ BigC, các công ty vàng bạc đá quý thăng hoa
Đại gia bán lẻ Thái Lan Central Retail (sở hữu Go! BigC, Tops Market) dẫn đầu nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị. Thế giới di động của ông Nguyễn Đức Tài dẫn đầu nhóm hàng lâu bền.
- 03-10-2022Từ lời đồn "nhân viên Haidilao giải bài tập tiếng Ý hộ khách" đến những cuộc "thay áo" ngành F&B hậu Covid
- 03-10-2022Tăng vốn gấp 50 lần, cổ phiếu tăng giá gấp 5: Một công ty in sách vốn 18 tỷ thành công ty địa ốc trị giá hơn 4.400 tỷ đồng
- 01-10-2022Bà Lê Hoàng Diệp Thảo kể chuyện gầy dựng King Coffee sau biến cố gia đình
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022 do Vietnam Report công bố cho thấy các doanh nghiệp đã có sự phục hồi mạnh mẽ.
Trái với diễn biến ảm đạm năm ngoái, 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Theo Vietnam Report, Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2021 được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất, uy tín truyền thông và kết quả khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8 và tháng 9/2022.
Loạt đại gia bán lẻ ngoại chiếm sóng thị trường nội địa
Ở nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị, đại gia bán lẻ Thái Lan Central Retail (sở hữu Go! BigC, Tops Market) vượt mặt chuỗi bán lẻ WinCommerce (gồm WinMart/Winmart+) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang để đứng đầu bảng mức độ uy tín. Central Retail đạt chỉ số đánh giá tài chính cao nhất, còn WinCommerce đạt chỉ số đánh giá qua khảo sát cao nhất.
Ngoài ra, những gương mặt thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ ngoại chiếm sóng thị trường bán lẻ nội địa còn có Mega Market (top 4), Aeon Mall (top 5) và Lotte Mart (top 7).
Riêng “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu đến 2 cái tên ghi danh trong bảng xếp hạng là SASCO – CTCP dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (top 8) và IPPG – Công ty TNHH xuất khẩu liên Thái Bình Dương đứng ở vị trí chốt bảng.
Một số đơn vị trong nước còn lại lọt vào top 10 là Saigon Co.op, SATRA Group và Hapro.
Thế giới di động đứng đầu nhóm hàng lâu bền, nhiều công ty vàng bạc đá quý thăng hoa
Ở nhóm hàng lâu bền (điện máy, điện lạnh, vàng bạc…), CTCP Đầu tư Thế giới di động của ông Nguyễn Đức Tài đứng ở vị trí quán quân, với 2 chỉ số đánh giá tài chính và qua khảo sát đều cao nhất. Theo sau là hệ thống FPT Shop.
Mảng vàng bạc đá quý, trang sức cho thấy sự thăng hoa khi 3 tên tuổi nối dài BXH tiếp theo lần lượt là PNJ, DOJI và SJC.
Khá nhiều đơn vị quen thuộc trong mảng viễn thông, điện tử, điện máy cũng xuất hiện là Viettel Store, Cao Phong – chủ siêu thị Chợ Lớn, MediaMart, VHC – chủ siêu thị HC.
CTCP Phát hành sách TP. Hồ Chí Minh – FAHASA khép lại top 10 ở nhóm này.
Nhịp sống thị trường