MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da

18-02-2019 - 08:40 AM | Sống

Bác sĩ cho biết khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng chứa bức xạ cực tím, da sẽ bị bỏng, khô sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và còn có thể gây ung thư da.

Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao trước thông tin Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết bức xạ tia cực tím (tia UV) trong nắng tại TP.HCM đang ở mức 10, có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc liên tục trong 25 phút mà không có các biện pháp bảo vệ cơ thể.

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 1.

TP.HCM sáng tháng 2/1019.

Không chỉ gây bỏng, còn có khả năng gây ung thư da

Cụ thể trong bản tin cảnh báo nắng nóng tại khu vực Nam bộ lần 1, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết 2-3 ngày tới áp cao lục địa ở phía bắc tăng cường lệch ra phía biển nén rãnh áp thấp (có vị trí khoảng 23-25 độ N) dịch dần xuống phía Nam.

Hội tụ gió trong đới gió tây trên cao thiết lập, dịch chuyển sang phía đông và hoạt động mạnh dần lên.

Trong ngày 17/2, rãnh áp thấp phía bắc nối nối với vùng áp thấp nóng phía tây sẽ bị nén xuống phía nam bởi một bộ phận không khí lạnh tăng cường yếu ở phía Bắc. Sau đó, rãnh áp thấp này có xu hướng suy yếu và mờ dần.

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 2.

Nam Bộ đang có những đợt nắng gay gắt.

Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hạ trục xuống phía nam. Do đó, trong ngày hôm nay tình trạng nắng nóng vẫn còn xảy ra ở các tỉnh miền Đông và khu vực TP.HCM với nhiệt độ cao nhất dao động từ 35-36 độ. Sau đó sẽ thu hẹp cả về phạm vi lẫn cường độ, và chỉ còn xảy ra cục bộ.

Bức xạ UV đang ở mức 10 sau đó giảm nhẹ, đến ngày 20/2 sẽ ở mức 9.

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 3.

Ánh nắng chứa tia UV có thể gây hại cho da.

Đáng chú ý, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ số UV mức 8-10 sẽ cho thời gian gây bỏng là 25 phút. Nếu lên đến 11+ sẽ bị bỏng nếu tiếp xúc với thời gian 10 phút.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ, bức xạ cực tím (Ultraviolet radiation) là thành phần trong ánh sáng mặt trời.

Trong đó quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) do có thể gây tổn thương DNA của tế bào da. Chỉ số cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể càng lớn.

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 4.

Người dân đi giữa trời nắng quá nhiều sẽ khiến da nhanh lão hóa.

Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da.

Ngoài ảnh hưởng trên da, tia cực tím còn có thể gây các vấn đề cho mắt như cườm…

Biện pháp bảo vệ tránh bức xạ tia UV

Vì các hậu quả nặng nề trên nên khi ánh nắng quá gay gắt, bác sĩ khuyên người dân phải biết cách tự bảo vệ bằng nhiều biện pháp như:

- Dùng kính mát có khả năng chặn tia cực tím (chỉ số ANSI trên bao bì).

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 5.

Nên đeo kính mát để bảo vệ mắt khỏi nắng nóng.

- Mặc áo khoác, đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng.

- Chú ý bảo vệ đặc biệt cho trẻ em, do da của trẻ nhạy cảm hơn và thời gian tiếp xúc với ánh nắng còn kéo dài hơn người lớn. Tuy nhiên không nên quá sợ tác hại của ánh nắng mà hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.

TP.HCM đang nắng nóng với bức xạ tia UV rất cao: Không chỉ gây bỏng, còn có nguy cơ ung thư da - Ảnh 6.

Bận áo khoác dày, đeo khẩu trang cũng là biện pháp bảo vệ da.

"Ánh nắng mặt trời đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu diệt vi trùng, cung cấp năng lượng, thực phẩm...

Do đó người dân không nên quá lo lắng, chỉ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đơn giản, bạn hoàn toàn an tâm khi ra đường" - bác sĩ Vũ đưa ra lời khuyên.

Theo Hoàng Lê

Trí thức trẻ

Trở lên trên