Trạm vũ trụ Trung Quốc đang rơi vô định xuống trái đất
Thiên Cung 1, nguyên mẫu trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, đang trong quá trình rơi không kiểm soát xuống trái đất với một vùng rộng lớn nằm dưới nguy cơ bị mảnh vỡ rơi trúng.
- 17-09-2017Chắc là bạn chưa biết: Bộ đồ du hành vũ trụ của Neil Armstrong được chế tạo ở... xưởng sản xuất đồ lót phụ nữ
- 11-07-2017Gắn động cơ tên lửa vào xe đạp năm 18 tuổi, gã lập dị này đang thách thức tàu vũ trụ giá rẻ của Elon Musk
- 06-04-2017Jeff Bezos tuyên bố bán 1 tỷ USD cổ phiếu Amazon hàng năm để tài trợ cho dự án du hành vũ trụ
- 31-03-2017Elon Musk làm nên lịch sử với tàu vũ trụ tái sử dụng
- 21-04-2016Vì sao Trung Quốc có thể làm được tàu sân bay, tàu vũ trụ mà dân vẫn phải sang Nhật mua nắp bồn cầu?
Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết trạm vũ trụ nặng 8,5 tấn của Trung Quốc đang mất quỹ đạo và rơi xuống bầu khí quyển trái đất. Tuy nhiên, thời điểm và vị trí rơi của Thiên Cung 1 chưa được xác định cụ thể. Người ta chỉ biết nó sẽ rơi trong khoảng từ tháng Giêng tới tháng 3 năm sau.
Phần lớn trạm vũ trụ này sẽ bị thiêu cháy trong quá trình ma sát với khí quyển trái đất. Tuy nhiên, một số mảnh vụn có thể rơi xuống trái đất. Nếu rơi vào khu vực có người ở, chúng có thể gây ra thảm họa khó lường.
ESA cũng dự đoán vị trí các mảnh vụn có thể nằm rải rác giữa một khu vực rộng lớn trong vòng 43 độ bắc tới 43 độ nam. Hàng loạt các thành phố lớn như Bắc Kinh, Tokyo, Madrid, New York, Sydney… nằm dưới sự đe dọa của mảnh vỡ trạm vũ trụ Trung Quốc.
“Không thể dự đoán thời gian, ngày tháng hay vị trí các mảnh vỡ rơi xuống ở thời điểm hiện tại. Ngay cả khi gần sát thời điểm Thiên Cung 1 rơi xuống, việc dự đoán chính xác cũng sẽ rất khó khăn”, ESA khẳng định.
Thiên Cung 1 là trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, dài 12 m với đường kính 3,3 m. Nó nặng 8.506 kg và bay ở quỹ đạo cao 300 km. Tuy nhiên, Thiên Cung 1 vẫn chỉ được coi là nguyên mẫu để Trung Quốc tiến hành các thử nghiệm, nhằm xây dựng một trạm vũ trụ quốc tế lớn hơn trong tương lai. Thiên Cung 1 bị bỏ rơi năm 2013 và mất liên lạc năm 2016.