MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh cãi chuyện bằng ĐH có giúp bạn đổi đời? Thực tế phũ phàng chỉ ra xem nhẹ sự học thì cuộc đời cũng chẳng coi trọng bạn

26-03-2023 - 13:51 PM | Sống

Tranh cãi chuyện bằng ĐH có giúp bạn đổi đời? Thực tế phũ phàng chỉ ra xem nhẹ sự học thì cuộc đời cũng chẳng coi trọng bạn

Trong cuộc tranh luận này nhiều người dẫn chứng sinh viên đại học hay thạc sĩ cất bằng để đi bán thịt lợn hay làm báo mẫu. Nhưng cũng có người dẫn chứng chính bản thân họ đang phải chịu thiệt thòi vì không có bằng đại học.

Tầm bằng đại học có thể thay đổi cuộc đời bạn?

Mới đây, một bài viết có tiêu đề “Tấm bằng đại học có thể thực sự thay đổi cuộc đời bạn không?” đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Ngay dưới bài viết này, nhiều người để lại những bình luận trái chiều. Một số người dùng mạng xã hội cho rằng: “Đại học không phải là cánh cửa duy nhất”. Số khác đưa ra dẫn chứng chẳng phải ông Lục Bộ Hiên - cựu sinh viên ĐH Bắc Kinh đã giấu bằng đại học để đi bán thịt heo rồi trở thành triệu phú. Người này còn dẫn chứng cả cô thạc sĩ Lưu Hiếu Sang, 32 tuổi thành thạo tiếng Anh và Pháp, có bằng thạc sĩ nhưng lại lựa chọn đi làm bảo mẫu để đối lấy mức lương 20.000 NDT/tháng (khoảng 68,5 triệu đồng).

Tranh cãi chuyện bằng ĐH có giúp bạn đổi đời? Thực tế phũ phàng chỉ ra xem nhẹ sự học thì cuộc đời cũng chẳng coi trọng bạn - Ảnh 1.

Ông Lục Bộ Hiên

Ngược lại với những ý kiến trên, một người dùng mạng xã hội khẳng định: “Đại học không phải còn con đường duy nhất để dẫn đến thành công nhưng nó lại con đường nhanh nhất. Có thể nhiều người nói với bạn bằng ĐH không quan trọng nhưng bạn thấy đấy các công ty hàng đầu muốn tuyển dụng nhân tài đều tìm đến các trường ĐH. Thử hỏi nếu không ở trong môi trường này, bạn làm sao có được cơ hội đó?”. 

Tài khoản có tên Lục Ân đã chia sẻ câu chuyện vì không có bằng đại học nên đi xin việc ở đâu cũng bị từ chối. Theo đó, người này viết: “Ở công ty đầu tiên, tôi làm thực tập sinh được ba tháng, khi sắp lên chính thức thì bị loại vì không có bằng ĐH. Ở công ty thứ hai, cũng sau thời gian làm việc part-tỉme, dẫu trưởng phòng luôn đối xử tốt nhưng anh ta do dự cân nhắc vị trí chính thức cho tôi vì không học hết ĐH. Khi nộp CV vào công ty thứ 3, tôi đã bị loại ngay vòng đầu vì không có bằng cấp. 

Không còn cách nào, tôi chấp nhận làm việc ngoài công trường. Ngày nào tôi cũng phải đi sớm về khuya, chịu nắng gió. Song tiền lương kiếm được cũng chẳng đáng”. 

Giá trị thực sự của giáo dục là gì?

Hiện nay, không thiếu người đánh giá thấp việc học như Lục Ân. Song chỉ khi đến tuổi trung niên, trải qua các trở ngại của cuộc sống do không được học hành họ mới hiểu ra: Nếu coi nhẹ trình độ học vấn, cuộc sống cũng sẽ đánh giá thấp bạn. 

Hồi 2021, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã lan truyền mẩu tin với tiêu đề “Bảo vệ 27 năm ở ĐH Bắc Kinh trở thành hiệu trưởng”. Theo đó, trước khi làm bảo vệ, ông Trương Thanh Tuấn từng tốt nghiệp khoa Luật của ĐH Bắc Kinh. Khi được truyền thông đưa tin, ông vẫn luôn khẳng định rằng “ĐH Bắc Kinh đã gieo cho tôi một hạt giống để có được ngày hôm nay”. 

Điều đáng sợ nhất trên thế giới này là bạn vừa nghèo lại vừa xem nhẹ việc học. Cho đến khi bước chân vào thị trường lao động, chịu những thiệt thòi về bằng cấp, nếm trải nỗi khổ của kẻ ít học, nhiều người mới nhận ra: Ở một mức độ, trình độ học vấn vẫn định giá mức lương, địa vị của bạn cao hay thấp. 

Tranh cãi chuyện bằng ĐH có giúp bạn đổi đời? Thực tế phũ phàng chỉ ra xem nhẹ sự học thì cuộc đời cũng chẳng coi trọng bạn - Ảnh 2.

Nhiều người vẫn thường ví von rằng: Nếu cuộc đời là đỉnh cao thì học vấn sẽ là nấc thang giúp bạn leo lên. Nếu cuộc sống là con đường thì học hành chính là đôi giày tốt giúp bạn trèo đèo, lội suối dễ dàng. 

Thế giới này vẫn luôn âm thầm ban thưởng cho những người có học vấn và bằng cấp cao. Như trường hợp của sinh viên ĐH Bắc Kinh giấu bằng đi bán thịt lợn trở thành triệu phú. Hay cô gái tốt nghiệp thạc sĩ lại đi làm bảo mẫu để đổi lấy mức lương ‘khủng’ … Tất cả trong số họ đều không coi nhẹ việc học và vẫn có tầm bằng ĐH trong tay dẫu làm một công việc mà nhiều người vẫn nói không cần bằng cấp. Thậm chí người đàn ông bán thịt lợn thành triệu phú vẫn khẳng định: Đi học chưa chắc đã thay đổi được số mệnh nhưng chắc chắn sẽ thay đổi được tư duy. 

Vậy nên giá trị của giáo dục là ngay cả khi rơi vào bùn lầy, nó vẫn có thể giúp bạn vươn lên trở thành một bông hoa đẹp. 

Bạn cần hiểu rằng ngay cả khi một người có trình độ học vấn cao tham vào một công việc không đòi hỏi bằng cấp không có nghĩa là lãng phí tài năng. Bởi họ vẫn tạo ra giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với người cùng nghề. 

Trong cuộc sống của một người bình thường, thực sự có một số ít cơ hội để thay đổi vận mệnh cuộc đời. Học tập là một trong những cách tốt nhất. Bằng cấp có thể không đảm bảo rằng sẽ đưa bạn đến đỉnh vinh quang. Song nó có thể bảo vệ bạn không bị rơi xuống đáy. 

Đinh Anh

Thể thao & Văn hóa

Trở lên trên