MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc?

18-12-2021 - 07:33 AM | Xã hội

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc?

Theo hành khách Lê Xuân Bính, nếu tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông thông báo trước với khách về việc diễn tập thì điều này chỉ là bài vở, sẽ không đúng với thực tế.

Mới đây, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) chia sẻ với báo giới, theo khuyến cáo của Tư vấn độc lập ACT (Pháp), trong năm đầu khai thác thương mại quá trình vận hành đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông, việc diễn tập những tình huống có thể xảy ra trong vận hành để nâng cao chất lượng an toàn cho tuyến.

Theo ông, khi diễn tập sự cố thì ngay cả Metro Hà Nội cũng không được thông báo trước, việc này do cơ quan Nhà nước kích hoạt bất ngờ để kiểm tra phản ứng của đơn vị vận hành.

Việc diễn tập không ảnh hưởng tới tính mạng hay an toàn của hành khách đi tàu và tình huống diễn tập có thể xảy ra bất ngờ, nhưng sau đó đơn vị sẽ thông báo cho khách.

Lúc này, Metro Hà Nội sẽ huy động xe buýt chuyển hành khách tới một ga khác gần nhất để tiếp tục di chuyển, hoặc có thể trả lại tiền vé.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 1.
Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 2.

Ghi nhận của PV, trong những ngày gần đây lượng khách đi tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông vào những giờ "thấp điểm" khá vắng vẻ.

Chia sẻ với PV về việc hành khách đi tàu có thể gặp tình huống diễn tập sự cố bất ngờ, ông Lê Xuân Bính (61 tuổi, thường xuyên đi tàu Cát Linh - Hà Đông trong 1 tháng qua) cho biết, đối với ông việc diễn tập không có vấn đề gì.

"Tôi thấy nếu thông báo trước với hành khách về việc diễn tập thì điều này chỉ là bài vở, không đúng với thực tế. Việc diễn tập là tốt, không có vấn đề gì..." ông Bính nói.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 3.

Ông Lê Xuân Bính cho rằng nếu thông báo trước với hành khách về việc diễn tập thì điều này chỉ là bài vở.

Từ ngày tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu đi vào hoạt động, ông Bính chọn phương tiện giao thông công cộng này di chuyển cho cung đường đi làm từ Hà Đông đến ga Thái Hà.

Trước đó, ông đi làm bằng xe buýt. Đối với ông, tàu trên cao là phương tiện công cộng rất tốt khi di chuyển nhanh, đúng giờ, không bị ùn tắc.

"Trước tôi đi từ Yên Nghĩa đến Đại học Công Đoàn có thể mất 1 tiếng, nhưng giờ đi tàu từ Yên Nghĩa đến Thái Hà chỉ mất 18 phút, rất tiện...", ông Bính chia sẻ.

Trước câu hỏi về việc đang giờ đi làm nhưng tàu lại tổ chức diễn tập không báo trước kéo dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng làm ảnh hưởng tới công việc, ông Bính cho biết, về vấn đề này nếu xảy ra có thể báo cho đơn vị làm việc và sắp xếp mọi thứ ổn thoả.

Ông cho biết thêm, hiện có nhiều người di chuyển bằng xe buýt để đi làm và họ đã mua vé tháng 200.000đ/ tháng, giờ cộng thêm vé tháng tàu trên cao 200.000đ nữa thì đối với người lao động thu nhập thấp sẽ rất tốn kém và nhiều người không dám sử dụng.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 4.

Hành khách vắng vẻ trên chuyến tàu di chuyển từ Cát Linh đi Yên Nghĩa vào trưa 17/12.

"Thực tế, có nhiều người tôi biết họ muốn kết hợp việc đi làm bằng xe buýt và tàu trên cao. Tuy nhiên phải mua vé tháng cả 2 loại tốn kém nên họ chỉ sử dụng xe buýt...", ông Bính nói.

Ông mong muốn có thể tích hợp vé tàu trên cao vào xe buýt để đỡ tốn kém thì sẽ có thêm nhiều người chọn tàu Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển.

Còn anh Thái Đắc Thông (24 tuổi) cho biết, nếu tàu diễn tập không báo trước sẽ khiến nhiều khách đi trên chuyến tàu diễn tập hoang mang, tâm lý bất an dẫn đến những chuyến tàu về sau cảm thấy lo sợ. Việc diễn tập sẽ kéo dài thời gian di chuyển, làm ảnh hưởng tới công việc, nhất là đối với người có việc gấp.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 5.

Một số hành khách đi trên chuyến tàu từ Yên Nghĩa đi Cát Linh trưa 17/12 cho biết, nếu xảy ra sự cố diễn tập làm thời gian di chuyển kéo dài thêm từ 30 phút đến 1 tiếng thì họ hoàn toàn có thể sắp xếp được công việc.

Diễn tập không báo trước giúp khách chuẩn bị tâm lý về tình huống xấu

Chị Trần Trà My (28 tuổi) cho rằng, nếu bản thân vô tình đi trên chuyến tàu xảy ra diễn tập không báo trước thì lúc đầu chị sẽ cảm thấy sợ. Tuy nhiên, việc diễn tập không báo trước cũng là giúp cho hành khách có tâm lý chuẩn bị về những tình huống xấu có thể xảy ra.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 6.

Vào tháng 4/2021, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Tư vấn độc lập ACT (Pháp) cấp chứng nhận an toàn hệ thống. Trong 166 quy trình vận hành, có đưa ra 63 tình huống sự cố giả định. Trong quá trình vận hành thử đợt tháng 12/2020, các đơn vị liên quan đã diễn tập đủ 63 tình huống, nhưng lúc đó không có hành khách.

"Tâm lý mới đầu chắc là rất sợ, nhưng sau đó có thể theo sự hướng dẫn của nhân viên hoặc lái tàu về việc thoát hiểm an toàn thì sẽ yên tâm hơn..." chị My nói.

Chị cho biết thêm, nếu đi vào đoàn tàu diễn tập không báo trước khiến việc di chuyển chậm hơn 30 phút đến 1 tiếng thì chị hoàn toàn có thể sắp xếp được công việc, không bị ảnh hưởng nhiều.

"Nếu vào chuyến tàu đó mà trễ thì mình có thể trình bày với sếp và bạn đồng nghiệp. Tôi nghĩ vấn đề này mọi người sẽ thông cảm..." chị Trần Trà My chia sẻ.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 7.

Chị Trần Trà My cho biết, nếu không may đi vào chuyến tàu diễn tập mà khách không được báo trước thì ban đầu sẽ cảm thấy rất sợ.

Theo hành khách Thuỳ Trang, đối với khách đi tàu để thăm quan, nếu gặp chuyến tàu diễn tập không báo trước thì không quá phiền phức.

Tuy nhiên đối với những người chọn phương tiện này đi làm thì có thể bị trễ giờ, tạo tâm lý bất an.

"Theo tôi thì nhà ga nên thông báo trước cho hành khách biết về việc diễn tập để những người có việc cần thiết có thể lựa chọn phương tiện khác để di chuyển. Không phải ai cũng có thời gian để chờ hoặc là người đi trên chuyến tàu diễn tập được...", Thuỳ Trang chia sẻ.

Trang cho biết thêm, đối với những người có bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao, nếu gặp chuyến tàu diễn tập sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

Tranh cãi việc tàu Cát Linh diễn tập sự cố không được báo trước: Khách bị bệnh tim sẽ sốc? - Ảnh 8.

Theo Thuỳ Trang đối với những hành khách có bệnh lý như tim mạch hoặc huyếp áp nếu đi đúng vào chuyến tàu diễn tập sự cố sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại từ ngày 6/11 và sau 15 ngày miễn phí cho khách trải nghiệm, bắt đầu mở bán vé từ 21/11.

Thống kê đến ngày 5/12 của Metro Hà Nội trong thời gian khai thác thương mại, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chạy 3.045 chuyến tàu an toàn, vận chuyển 239.954 lượt hành khách.

Trước đó, tàu Cát Linh - Hà Đông lần đầu tiên diễn tập phản ứng với sự cố, kể từ khi tuyến đường sắt này được đưa vào khai thác thương mại.

Tình huống diễn tập xảy ra từ 18h30 phút đến 19h5 ngày 7/12, tại ga Cát Linh xảy ra sự cố lỗi tín hiệu.

Sau đó, đơn vị vận hành đã đưa tàu về ga gần nhất, khi có sự cố; vận hành giao lộ nhỏ để tàu đi tới ga Thượng Đình rồi lại quay về Yên Nghĩa; đồng thời, xử lý tín hiệu, tại đích đến thông báo cho hành khách và trả lại tiền.

Sau hơn 30 phút kiểm tra theo kịch bản, tuyến tàu điện đã được khai thác trở lại bình thường.

Lúc này, trên tàu có khoảng 40 hành khách. Ga Cát Linh phải đóng cửa hơn 30 phút, trong khi nhiều hành khách phải "đi bộ thoát khỏi tàu" trong trạng thái hốt hoảng vì không hề biết mình đang đi chuyến tàu có diễn tập sự cố.

Theo Hoàng Hải

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên