Tranh vẽ bởi AI có giá bán hàng chục ngàn euro khiến giới nghệ thuật "choáng váng"
Giới nghệ thuật không khỏi bất ngờ vì những tác phẩm nghệ thuật sử dụng mực, vải canvas và một thuật toán AI phức tạp.
- 23-08-2018Ngắm chiếc đồng hồ tourbillion rực rỡ nhất của Jacob & Co: Mê hoặc từ ánh nhìn đầu tiên
- 21-08-2018Đây là chiếc đồng hồ "nồi đồng cối đá" có giá triệu đô được chính ngôi sao hành động Sylvester Stallone thiết kế
Hugo Caselles-Dupré, Pierre Fautrel và Gauthier Vernier là nhà đồng sáng lập của Obvious, một nhóm nghiên cứu nghệ thuật tại Paris vào năm 2017, với mục tiêu chứng minh rằng AI không những có thể điều khiển xe ôtô không người lái hoặc chuyển đổi sản xuất, mà còn khả năng sáng tạo.
Những bức hình do AI của Obvious tạo ra sẽ được người mua và các nhà phê bình nghệ thuật đánh giá tại một cuộc đấu giá đầu tiên dành cho các tác phẩm của AI, được tổ chức vào tháng 10 tới đây tại Christie's.
Bức tranh được mang ra đấu giá được vẽ bởi AI của Obvious, có tên "Edmond De Belamy", có chữ ký là một phương trình toán học.
Bức tranh "Edmond De Belamy" được vẽ bởi AI của Obvious
Ước tính bức tranh có giá trị khoảng 7.000 euro đến 10.000 euro hoặc 8.000 euro đến 11.000 euro, theo thông tin trên trang web của Obvious.
Chữ ký trên bức chân dung.
Richard Lloyd, trưởng bộ phận in ấn và các chi nhánh của Christie's cho biết: "Mọi người đều có định nghĩa riêng về mỗi tác phẩm nghệ thuật. Tôi thường nghĩ rằng quyền tác giả là một yếu tố khá quan trọng - nó đi kèm với tác giả của tác phẩm đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nói nghệ thuật chính là con mắt của khán giả. Nếu mọi người thấy tác phẩm đó tràn đầy cảm xúc và gợi được nguồn cảm hứng thì nó chính là như vậy."
Caselles-Dupré, một trong 3 chuyên gia về AI của Founder, hiện đang theo học chương trình tiến sĩ "machine learning". Năm ngoái, nghiên cứu của anh đã gây ấn tượng với việc sử dụng General Adversarial Networks (GANs), thuật toán này có thể nghiên cứu về hàng nghìn hình ảnh sau đó tự tạo một tác phẩm của riêng nó.
Anh cho biết: "Đó là một loại thuật toán tạo ra hình ảnh mới từ rất nhiều mẫu khác nhau. Chúng tôi đã đưa 15.000 bức chân dung và thuật toán đã hiểu được các quy tắc chung của những bức chân dung đó rồi tự tạo ra một bức hình hoàn toàn mới."
Obvious đã thực hiện những bước tương tự để tạo ra những bức ảnh của cả một gia đình, chứ không chỉ riêng Edmond De Belamy. Bộ tranh bao gồm Le Comte De Belamy - một người lớn tuổi, La Duchesse de Belamy - một người phụ nữ mặc đồ màu hồng và cô gái trẻ De Belamy với chiếc váy xanh.
"La Duchesse de Belamy"
Fautrel chia sẻ: "Chúng tôi tạo ra 11 bức chân dung. Đây là ý tưởng để chứng minh với mọi người rằng AI có khả năng sáng tạo. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất."
Feutrel cho hay, anh không chắc chắn rằng các hoạ sĩ truyền thống có ý kiến như thế nào đối với những tác phẩm của Obvious. Nhưng anh hy vọng rằng, AI có thể sẽ được coi là một công cụ để hỗ trợ cho các tác phẩm của hoạ sĩ, chứ không phải là một mối đe doạ đối với nghệ thuật.
Anh nói: "Nhiếp ảnh, khi lần đầu xuất hiện vào những năm 1800, cũng nhận được những lời chỉ trích như AI hiện nay. Hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng nhiếp ảnh không hề "huỷ hoại" nghệ thuật, nó là một phương tiện mới, một cách thức mới để làm nghệ thuật. Chúng tôi biết rằng, AI và nghệ thuật cũng sẽ có bước đi tương tự."