Trên 90% các ngân hàng cam kết miễn phí giao dịch cho khách hàng
Ảnh minh họa
Thông tin này được lãnh đạo Napas cho biết tại tọa đàm "Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch".
- 14-04-2022Gửi tiết kiệm online tháng 4/2022 ở ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
- 14-04-2022TS Đinh Thế Hiển: Số hóa và chuyển dịch sang bán lẻ là một quá trình kéo dài, đòi hỏi các nhà băng phải thực sự dứt khoát và kiên trì
Sáng 13/4, trong khuôn khổ Ngày Thẻ Việt Nam lần 2, báo Tiền Phong và CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đã tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch".
Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) nhận định, thời gian qua hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ Việt Nam đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới.
Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai một số giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách. Thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, nhất là thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, thanh toán xuyên biên giới; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong TTKDTM.
Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc Napas cho biết, Napas đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới 48 địa phương, 15 đơn vị là các Bộ/Cục/cơ quan cung cấp dịch vụ công để ứng dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Có 5 nhóm dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm: nộp bảo hiểm xã hội, thuế bất động sản, nộp phạt vi phạm giao thông, tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí.
Ngoài ra, Napas đã triển khai thành công các phương thức TTKDTM, gồm: thanh toán qua thẻ chip do các ngân hàng phát hành, Thanh toán qua số tài khoản ngân hàng và phương thức thanh toán bằng mã VietQR mới được triển khai phối hợp cùng 2 ngân hàng là NCB và Nam Á Bank vào tháng 1 năm nay.
Ông Minh cũng cung cấp một thông tin hết sức quan trọng đó là hiện nay, trên 90% các ngân hàng đã cam kết miễn phí giao dịch cho khách hàng.
Nói về các giải pháp khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động TTKDTM, ông Lê Thanh Hà, đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, để khuyến khích khách hàng tham gia TTKDTM vấn đề căn bản là chính sách giá và quản trị rủi ro. Với vai trò ngân hàng hiện nay, bên cạnh cung cấp sản phẩm, nỗ lực giảm chính sách giá đưa đến người dân giá hợp lý và an toàn nhất.
Theo ông Hà, chủ trương của Chính phủ tập trung phục hồi nền kinh tế, ngành ngân hàng tham gia sâu vào nội dung này. Với lĩnh vực thanh toán, bên cạnh giảm lãi suất, phí quan trọng. Thành công và hiệu ứng sâu là "đại tiệc phí" được các ngân hàng đồng loạt giảm thời gian gần đây. Các ngân hàng đồng loạt đưa ra phí 0 đồng trọn đời cho khách hàng của mình.