MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trên hành trình nuôi dạy con cái, 99% cha mẹ từng nói điều này, bóng đen để lại là cực lớn

16-09-2023 - 19:20 PM | Sống

Chúng ta luôn luôn yêu cầu con trở thành "con của người ta", nhưng tại sao chúng ta lại không trở thành "cha mẹ nhà người ta" đầu tiên?

So sánh, chỉ trích, quát mắng…, cha mẹ thường nghĩ rằng đó là những cách tốt để thúc đẩy sự phát triển của con cái họ. Nhưng trên thực tế, phụ huynh không biết rằng khi thực hiện một chuỗi những hành động như vậy, vô hình trung tác động tiêu cực đến trẻ sẽ nhiều hơn là tác động tích cực.

Nhiều trẻ em từ khi còn nhỏ đã phải chịu một nỗi ám ảnh mang tên: "Con nhà người ta".

Đứa trẻ "nhà người ta" ấy là một đứa trẻ ngoan ngoãn, từ nhỏ đã không khóc, không nghịch ngợm, không làm phiền phụ huynh. Đứa nhỏ "nhà người ta" này làm gì cũng dễ dàng: biết nói "mẹ ơi", "bố ơi" từ sớm, đi nhanh thoăn thoát, ăn cơm không phải dỗ, 3 tuổi đã thuộc lòng bảng chữ cái, 4 tuổi biết làm bài toán đơn giản, khi đi học thì đều đạt 9,10 điểm... Đứa trẻ này không cái gì là không biết.

Không cần cha mẹ quan tâm quá nhiều, đứa trẻ này có thể thi đậu vào một trường đại học danh giá, rồi nhanh nhanh chóng chóng học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, đứa trẻ này tiếp tục được các đơn vị tuyển dụng "săn lùng" với mức lương cao ngất...

Đó là "con nhà người ta"!

Trên hành trình nuôi dạy con cái, 99% cha mẹ từng nói điều này, bóng đen để lại là cực lớn - Ảnh 1.

"Nhìn con nhà người ta mà học" là câu nói mà cha mẹ nhắc đi nhắc lại với con từ khi còn nhỏ. Và đó cũng là câu mà tất cả trẻ đều "ghét cay ghét đắng" khi phải tiếp nhận. Trong mắt cha mẹ, bản thân con mình không bằng con người khác. Từ nhỏ sống dưới bóng tối của hình mẫu lấp lánh "con nhà người ta", đứa trẻ luôn mang trong mình mặc cảm về sự thua kém so với bạn bẻ đồng trang lứa.

Có một loại tổn thương được gọi là "Nhìn con nhà người ta mà xem"

Trong chương trình Thiếu Niên Nói của Trung Quốc, đã từng có một nữ sinh dũng cảm đứng trên sân khấu, "tố cáo" mẹ mình, luôn so sánh mình với bạn thân tên là Ngô Địch. Chính điều này làm cho cô bị tổn thương nặng nề. Nhưng dù nữ sinh khóc lóc kể lể đến rơi nước mắt, mẹ cô vẫn không chịu buông tha mà chọn cách phản biện bằng việc nêu tật xấu của con: "Mẹ nghĩ tính cách của con cần một chút so sánh, bằng không con sẽ khó lòng tiến bộ".

Đằng sau sự so sánh được gọi là "vì tình yêu" của cha mẹ là sự kỳ vọng cao khó lòng đạt tới: "Kể từ khi có con, cha mẹ luôn luôn muốn cho con những điều tốt nhất trên thế giới" . Đây là mong muốn vị tha nhất nhưng cũng là đòi hỏi khắt khe nhất của mỗi bậc cha mẹ.

Sỡ dĩ có nhận định như vậy, vì câu nói đó được thốt lên chẳng khác gì bảo cha mẹ đã cống hiến cả đời mình cho con, cha mẹ hy vọng rằng những nỗ lực này có thể được đền đáp - con phải phát triển khỏe mạnh, thành tích học tập xuất sắc, chơi thể thao giỏi, đảm việc nhà…

Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Điều tra Xã hội của Trung Quốc, 83,4% phụ huynh được khảo sát thẳng thắn thừa nhận rằng họ ghen tị với sự xuất sắc của con cái của người khác và thường so sánh con mình với con cái "nhà người ta".

Trên hành trình nuôi dạy con cái, 99% cha mẹ từng nói điều này, bóng đen để lại là cực lớn - Ảnh 2.

Nhà triết học Martin Buber từng nói: Một khi bạn xem nhau như là đối tượng, công cụ để đạt được mục tiêu thì bạn làm tổn thương người đó.

Khi chúng ta tìm kiếm một người bạn đời, chúng ta sẽ không yêu cầu một nửa còn lại giàu có như Bill Gates, thông minh như Einstein, có năng khiếu thể thao như Messi và có ngoại hình như Chris Evans. Bởi vì lý trí sẽ cho chúng ta biết, đó là là những người hiếm có khó tìm trong xã hội này và đương nhiên, chỉ một số ít trở thành người xuất sắc như vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta nuôi dạy con cái, chúng ta lại nghiễm nhiên bắt con mình theo đúng khuôn mẫu hoàn hảo.

Một thạc sĩ tâm lý học tại Đại học Pennsylvania đã từng nói về "lòng tham" của cha mẹ đương đại trong cuốn sách Tự Giám Mục Nuôi Dưỡng: Con Đường Của Cha Mẹ Trong Thời Đại Lo Lắng.

" Con nhà người ta là một nhân vật hư cấu giống như người yêu trong mộng, hoàng tử bạch mã. Bạn biết đấy, trên thế giới này ngoại trừ 'con tôi', tất cả đều là 'con nhà người ta'. Điều này tương đương với việc để cho trẻ em 'đơn phương độc mã' một mình trên thế giới này có thật sự công bằng không? Đứa bé có chịu đựng được những áp lực đó không?”

Trên hành trình nuôi dạy con cái, 99% cha mẹ từng nói điều này, bóng đen để lại là cực lớn - Ảnh 3.

Có một câu nói rất hay rằng cha mẹ luôn sợ trẻ em thua ở vạch xuất phát, nhưng trên thực tế, cha mẹ là vạch xuất phát của đứa trẻ.

Nhà văn Baldwin từng nói: Trẻ em sẽ không bao giờ ngoan ngoãn lắng nghe người lớn, nhưng chúng sẽ bí mật bắt chước người lớn. Những gì trẻ em cần không phải là sự kích thích của cái gọi là "con nhà người ta", mà là sự hướng dẫn của "cha mẹ nhà mình". Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của đứa trẻ, bạn muốn đứa trẻ trông như thế nào, bạn trước tiên phải trở thành tấm gương đó trước.

Cha mẹ sai lầm khi: Thường xuyên so sánh con mình với con người khác. Luôn truyền lại sự lo lắng và gây hại cho nhận thức của đứa trẻ

Cha mẹ đúng đắn khi: Tôn trọng sự khác biệt của con khi so với những đứa trẻ khác

Cha mẹ sai lầm khi: Dán nhãn ngẫu nhiên, củng cố nhận thức của trẻ về bản thân một cách tiêu cực. Bởi vì đứa trẻ ở một khía cạnh nào đó như học tập, hoạt động thể chất không "đỉnh" bằng người khác, cha mẹ đều dễ dàng dán nhãn con là "vô dụng", "nhút nhát", "kém cỏi",... chính điều đó làm giảm sự nỗ lực của trẻ và tăng sự bất mãn.

Sự bất mãn này dễ dàng làm cho đứa trẻ mất niềm tin vào chính mình, cảm thấy rằng tất cả mọi thứ mình làm đều sẽ không tốt như những đứa trẻ khác, dần dà chúng sẽ trở nên tự ti và thậm chí tự bạo lực tâm lý.

David Lewis, một học giả người Mỹ, đã viết trong Điều 40 về Giáo dục trẻ em: Không bao giờ được nói với trẻ em rằng chúng tồi tệ hơn những đứa trẻ khác. Mục đích của giáo dục là để cho phép trẻ tìm thấy chính mình, trở thành một người tốt hơn, chứ không phải là đứa trẻ mà mọi bậc cha mẹ hình dung trong tưởng tượng. Mọi đứa trẻ đều có con đường phát triển riêng của mình, cha mẹ không cần thúc giục quá nhiều, chỉ cần mang đến sự quan tâm vào đúng thời điểm con cần. Khuyến khích con khi chúng quyết tâm làm điều gì đó, đưa ra lời khuyên khi con gặp phải vấn đề. Những gì trẻ em cần là tình yêu ấm áp như gió mùa xuân của cha mẹ, không phải là một sự chế giễu lâu dài dưới danh xưng của tình yêu.

Những lời chỉ trích sẽ không mang lại động lực để thúc đẩy con tiến lên phía trước, chỉ cần một chút sự công nhận và khen ngợi của cha mẹ tới trẻ, như vậy cũng đủ để con cảm thấy ấm áp và hạnh phúc rồi.

Theo Đông

Phụ nữ mới

Trở lên trên