Triển vọng sáng từ hệ thống điện mặt trời Zero Export
Năm 2020, Việt Nam bùng nổ năng lượng mặt trời hơn 83.000 công trình điện NLMT được đấu nối vào hệ thống với tổng công suất lắp đặt gần 4.700MWp.
Với chủ trương phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, trong đó bao gồm cả lĩnh vực điện mặt trời, Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư.
Tiềm năng thị trường năng lượng mặt trời
Việt Nam nằm tại khu vực có lượng bức xạ mặt trời cao, sở hữu tiềm năng phát triển điện mặt trời trên toàn quốc, đặc biệt tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam.
Đánh giá của Bộ Công thương cho thấy năng lượng tái tạo của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm tới, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân ngành điện khoảng 9%. Trong thời gian tới, ngành năng lượng tái tạo dự báo còn tiềm năng và triển vọng phát triển rất lớn.
Tiềm năng thị trường xuất phát từ nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh kéo theo nhu cầu sử dụng điện công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh tăng lên, trong đó ngành điện sẽ có động lực tăng trưởng manh mẽ trong 10 năm tới. Nhu cầu điện năng của Việt Nam tăng gấp 1,8 – 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tạo ra sức kéo lớn về đầu tư cho năng lượng phát triển điện, truyền tải và phân phối điện quốc gia. Việt Nam sẽ tập chung đẩy hanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trừi, điện sinh khối,…) giảm tỷ trọng nguồn điện từ các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo triển vọng ngành điện Việt Nam năm 2021 bởi CSI Research Center, ngành năng lượng mặt trời còn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện điện khoảng 10%/năm đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là hơn 90.000MW, gấp đôi hiện nay. Năm 2030, sẽ tăng đến khoảng 130.000MW tập trung đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, giảm tỷ trọng nguồn điện từ các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường, giá vốn cao và công nghệ thấp.
Trước xu hướng phát triển chung năng lượng tái tạo, mà cụ thể là ngành năng lượng mặt trời, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư lắp đặt các hệ năng lượng mặt trời phù hợp với nhu cầu sử dụng và sản xuất. Mặc dù cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam - biểu giá FIT-2 (Feed-In Tariff là thuật ngữ chỉ giá bán điện sản xuất ra từ nguồn năng lượng mặt trời được bán cho EVN thông qua lưới điện) của Chính phủ đã hết hiệu lực và đang trong thời gian soạn thảo và công bố cơ chế mới, nên việc làm thủ tục đấu nối và xin cấp công tơ 2 chiều với điện lực không thực hiện được, nhưng thị trường năng lượng mặt trời vẫn đang có nhiều tín hiệu tích cực.
Chờ FIT, Viettel Construction tung giải pháp Năng lượng mặt trời tương tác lưới Zero Export
Trong năm 2020, chiến dịch phủ xanh mái nhà Việt với mục tiêu đưa năng lượng mặt trời đến gần hơn với khách hàng, Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) đã thực hiện thành công gần 1000 dự án NLMT, với tổng công suất năng lượng mặt trời đưa vào hoạt động lên đến 100MWP.
Theo cơ chế tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, đa số khách hàng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời với mục tiêu giảm bớt chi phí điện hàng tháng và có thể bán lại cho ngành điện nếu có sản lượng thừa. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cơ chế giá FIT-2 hết hiệu lực, thị trường vẫn chờ một giải pháp năng lượng mặt trời phù hợp với nhu cầu sử dụng điện và tình hình hiện tại. Tháng 6/2021, Viettel Construction đã đưa ra giải pháp năng lượng mặt trời tương tác lưới Zero Export, sử dụng Đồng hồ công suất thông minh, giúp hệ thống đảm bảo lượng điện năng được sản xuất ra từ hệ thống năng lượng mặt trời chỉ cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện mà không phát ngược lên lưới điện. Giải pháp này được trang bị đầy đủ cho các lĩnh vực từ dân dụng đến thương mại, công nghiệp và các dự án quy mô lớn với nhiều lợi ích thiết thực:
• KHÔNG phát điện lên lưới: Nhờ sử dụng Biến tần cùng Đồng hồ công suất thông minh, hệ thống điện mặt trời tương tác lưới luôn đảm bảo sản xuất năng lượng bằng với nhu cầu tiêu thụ, do đó sẽ không có phần điện dư đẩy lên lưới.
• KHÔNG cần thủ tục với cơ quan điện lực: Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam đã hết hiệu lực và đang trong thời gian soạn thảo và công bố cơ chế mới, nên việc làm thủ tục đấu nối và xin cấp công tơ 2 chiều với điện lực không thực hiện được, vì vậy hệ thống năng lượng mặt trời Zero Export sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết được vấn đề này.
• KHÔNG cần sử dụng bộ lưu trữ: Hiện nay, chi phí đầu tư bộ lưu trữ điện còn khá cao, chưa có tính hiệu quả về kinh tế, chủ đầu tư có thể lựa chọn hệ thống năng lượng mặt trời Zero Export không lưu trữ để tối ưu hiệu quả đầu tư.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng hệ năng lượng mặt trời và có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về chức năng hệ thống năng lượng mặt trời Zero Export, vui lòng liên hệ với Viettel Construction tại hotline: 1900 9898 68 hoặc truy cập website: https://viettelaio.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.
Đôi nét về Tổng Công ty CP Công trình Viettel
Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) được thành lập vào năm 1995, là một thành viên thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, Viettel Construction mang trong mình khát vọng trở thành nhà đầu tư, vận hành, cung cấp công trình thông minh, hiệu quả cao nhất thông qua 5 lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng, Đầu tư hạ tầng cho thuê, Giải pháp Tích hợp, Vận hành Khai thác và Công nghệ thông tin. Với mong muốn thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các doanh nghiệp, hộ gia đình với các cam kết: chuyên nghiệp, chất lượng và chi phí cạnh tranh. Viettel Construction không ngừng nỗ lực mang đến những trải nghiệm mới, sự tiện nghi trong cuộc sống hiện đại của người Việt.