Triệu phú tự thân bỏ việc ngân hàng để nghỉ hưu sớm ở tuổi 34
Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi bạn chỉ tập trung vào tiết kiệm tiền. Những người "siêu tiết kiệm" sẽ có "lối tư duy thiếu thốn", cản trở họ tiếp cận những cơ hội đáng giá.
- 20-01-2020Nhờ ông Trump, các ngân hàng lớn của Mỹ tiết kiệm được bộn tiền!
- 05-01-2020"Tiết kiệm nhiều hơn nữa” là một giải pháp tồi tệ cho năm mới!
- 19-12-2019Tiết kiệm quá nhiều, châu Á trở thành gánh nặng với kinh tế toàn cầu?
Tác giả bài viết là Sam Dogen, người từng làm việc trong ngành ngân hàng đầu tư 13 năm trước khi bắt đầu tạo ra trang web chuyên viết về tài chính cá nhân Financial Samurai. Anh có bằng cử nhân kinh tế của The College of William & Mary và bằng MBA của ĐH California. Anh đã quyết định nghỉ hưu sớm ở tuổi 34 sau khi đã trở thành triệu phú, hi vọng sống 1 cuộc đời giản dị yên bình bên bờ biển Hawaii cùng gia đình.
Với mong muốn trở nên giàu có và có thể nghỉ hưu sớm, ngày nay nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người trẻ, thường xuyên bị ám ảnh bởi những thay đổi nho nhỏ nhưng được cho là sẽ giúp thay đổi đáng kể tình hình tài chính của bản thân như gọi 1 cốc nước lọc thay vì 1 ly cocktail, chuyển đến sống ở khu vực ít đắt đỏ hơn chú tâm săn hàng giảm giá nhiều hơn.
Tuy nhiên, ăn 1 tô mì giá 0,69 USD và từ bỏ ly sinh tố bơ giá 8 USD chỉ là 1 ý tưởng không tồi nếu như bạn còn đang là sinh viên. Đối với những người đã có việc làm ổn định và đã bước qua tuổi 30, sống tằn tiện để nghỉ hưu sớm là điều không hề dễ dàng.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì những đồng tiền lẻ là quá nhỏ để có thể thay đổi cả cuộc đời bạn. Dữ liệu thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy tiết kiệm của các hộ gia đình – hay nói cách khác là lượng thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu - có rất ít tác động lên tài sản của họ.
Năm 2012, tôi nghỉ việc và nghỉ hưu ở tuổi 34, với 3 triệu USD trong tay. Nhưng tôi đạt được cột mốc đó không phải nhờ tằn tiện tiết kiệm từng xu mà phần lớn là nhờ thay đổi tư duy. Những người có "tư duy giàu có" sẽ nhận thức được rằng của cải chính là sản phẩm họ thu được từ việc sử dụng thời gian và tiền bạc mà mình có, dù đó là đầu tư vào bất động sản hay cổ phiếu, làm việc chăm chỉ hơn để được trả lương nhiều hơn, tăng nguồn thu nhập hay khởi nghiệp.
Ngược lại, những người "siêu tiết kiệm" sẽ có "lối tư duy thiếu thốn". Các quyết định của họ đều được đưa ra nhằm mục đích tránh rủi ro bằng mọi giá, trong tâm thế sợ hãi. Họ chuyển đến sống ở những thành phố rẻ hơn, đi thuê thay vì mua, thực hiện lối sống tằn tiện. Nói cách khác, họ nghĩ rằng mọi thứ đều có giới hạn và cách duy nhất để trở nên giàu có là tiết kiệm.
Nhưng cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi bạn chỉ tập trung vào tiết kiệm tiền
Hầu như tất cả các chuyên gia tài chính đều nói rằng từ bỏ thói quen mua 1 cốc trà sữa giá 5 USD mỗi ngày cũng có thể giúp bạn trở nên giàu có, thậm chí cuối cùng bạn có thể trở thành triệu phú nhờ lãi suất kép. Nhưng hãy nhìn vào thực tế: bạn phải bỏ qua rất nhiều ly trà sữa và cần phải có mức lãi suất theo năm rất cao mới có thể biến những đồng 5 USD đó thành 1 triệu USD.
Tất nhiên điều đó không đồng nghĩa là bạn nên lãng phí tiền của. Trong giai đoạn đầu triển khai kế hoạch nghỉ hưu sớm của mình, tôi cũng tìm người chia tiền thuê phòng, ăn uống kham khổ. Nhưng sự thực là chiến lược đó không thể kéo dài lâu.
Thứ nhất, để tiết kiệm trên những thứ thiết yếu như chỗ ở, đồ ăn thức uống, các tiện nghi và chi phí đi lại, bạn sẽ chuyển nơi ở từ 1 đô thị sôi động sang thành phố rẻ hơn. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi. Mọi thứ đều trở nên ngột ngạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn mất đi những mối quan hệ đã mất nhiều năm để xây dựng.
Thứ hai, bạn nghĩ rằng thuê nhà sẽ rẻ hơn mua nhà và lựa chọn cách đầu tiên. Nhưng đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ những đặc quyền mà chỉ những người sở hữu nhà mới có như lãi suất đi vay cố định, các ưu đãi thuế và lợi nhuận khi bán lại. Mặc dù bất động sản không phải là kênh đầu tư cho tất cả mọi người và không thể đảm bảo chắc chắn bạn có lãi, nhưng lợi suất khi đi thuê nhà luôn là con số 0.
Đặc biệt, một trong những lợi ích lớn nhất của việc sống ở 1 thành phố đắt đỏ là có thể tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm có mức lương cao. Do đó lời khuyên của tôi là hãy ở lại lâu nhất có thể để tăng cơ hội tối đa hóa thu nhập.
Tôi đã gặp nhiều cặp vợ chồng quyết định trì hoãn sinh con để có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn. Nhưng kết quả là khi đã gần đến tuổi 40 thì khả năng sinh sản đã giảm đi đáng kể, do đó họ lại phải tốn một khoản tiền lớn cho việc điều trị mà chưa chắc đã có được kết quả như mong muốn. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng nuôi 1 đứa trẻ cần đến rất nhiều tiền bạc và thời gian, cho đến khi họ thực sự ngồi tính toán cẩn thận và phát hiện ra rằng số tiền mà họ đã tiết kiệm được là quá nhỏ so với số tiền họ cần đến.
Chiến lược thông minh hơn để có thể nghỉ hưu sớm
Đầu tiên, hãy áp dụng "tư duy giàu có". Ngừng việc dành tất cả năng lượng mà bạn có vào việc "không chi tiền" mà thay vào đó hãy bắt đầu tìm kiếm và tận dụng những cơ hội lớn hơn.
Ưu tiên cho sự nghiệp. Công việc toàn thời gian của bạn chính là "tấm vé" lớn nhất để bước vào cánh cửa nghỉ hưu sớm, vì thế hãy tìm ra công việc bạn thực sự yêu thích và cống hiến nhiều nhất có thể. Luôn tìm tòi phát triển kỹ năng, gây ấn tượng tốt với sếp và xây dựng mạng lưới kết nối tốt, hướng tới mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của bạn.
Mang tiền tiết kiệm đi đầu tư. Sau khi đã tận dụng tối đa các khoản đầu tư được ưu đãi về thuế, bước tiếp theo là xây dựng danh mục đầu tư bị đánh thuế. Nguyên tắc là hãy thực hiện những khoản đầu tư thận trọng, mà đầu tư vào quỹ chỉ số là một lựa chọn không tồi.
Kiểm soát tốt tài chính cá nhân. Biết rõ tiền của mình đi đâu mỗi tháng là điều rất quan trọng. Hãy cố gắng duy trì 1 ngân sách cố định, sử dụng 1 công cụ quản lý tài chính miễn phí để theo dõi tài sản, phân tích dòng tiền của bản thân cũng như kiểm soát danh mục đầu tư.