Triệu phú tự thân 27 tuổi tiết lộ công thức làm giàu tuân thủ 4 quy tắc: Đừng tiết kiệm nhưng ‘tham đầu tư’ vào các tài sản này cũng chỉ có dại
Triệu phú Vivian Tu. Ảnh: Heidi Gutman/CNBC
Người phụ nữ đã trở thành triệu phú khi mới 27 tuổi nhờ áp dụng 4 nguyên tắc “học theo người giàu”.
- 28-12-2023‘Định hình lại cơ sở hạ tầng thế giới’ - Trung Quốc xây cầu cao tới 625 mét không nước nào có, đi qua ‘vết nứt Trái đất’ chỉ trong 1 phút
- 28-12-2023Dù vướng vòng lao lý, tài sản của người đàn ông này vẫn tăng thêm 608 nghìn tỷ: Cái tên rất quen thuộc
- 27-12-2023Mất đất vì đường cao tốc chạy qua, chủ nhà "nảy số" với cơ hội hái ra tiền: Thành công xây dựng đế chế hàng trăm triệu USD
“Không phải lúc nào tài chính của tôi cũng tốt. Tôi luôn phải học cách để sống và tồn tại. Cha mẹ rất yêu thương tôi nhưng họ cũng rất tiết kiệm. Họ thường dùng phiếu giảm giá để mua hàng và việc tái sử dụng các loại túi zip có khóa là chuyện bình thường”, triệu phú Vivian Tu chia sẻ.
“Mãi cho đến khi bắt đầu sự nghiệp ở Phố Wall, tôi mới nhận ra rằng những người siêu giàu ít quan tâm đến việc tiết kiệm mà tập trung hơn vào việc đầu tư và phát triển sự giàu có của họ”, cô chia sẻ.
Bằng cách quan sát và học hỏi từ thói quen của những người giàu có đó, Vivian đã kiếm được một triệu USD đầu tiên ở tuổi 27. Dưới đây là 4 quy tắc mà người giàu thường tuân theo nhưng nhiều người lại không để ý.
1. Không cần phải gây ấn tượng với mọi người
Nhiều người giàu dồn phần lớn chi tiêu vào việc đầu tư mua những thứ giúp họ kiếm tiền theo thời gian thay vì những thứ khiến họ hao tiền theo thời gian (tiêu sản).
Ví dụ, thay vì mua một chiếc Lamborghini hào nhoáng, thứ sẽ mất đi một phần ba giá trị ngay khi bạn ngồi lên và lái xe về nhà, một người thực sự giàu có sẽ lấy số tiền đó mua một căn hộ hai tầng và cho thuê.
2. Tư duy thịnh vượng (abundance mindset)
Rất nhiều người thường xuyên có tư duy rằng “sẽ không bao giờ có đủ tiền” hoặc “sắp gặp thảm họa” và chúng ta phải tích cóp từng đồng.
Lối suy nghĩ này khiến mọi người trở nên cạnh tranh với những người khác có khả năng tài chính tương tự thay vì muốn vươn lên đỉnh của “kim tự tháp” và cạnh tranh với những người hơn mình.
Ngược lại, người giàu có “abundance mindset” (tạm dịch: tư duy thịnh vượng). Họ biết mình sẽ có khả năng thanh toán các hóa đơn nên không lo lắng. Điều này mang lại cho họ quyền tự do quyết định xem họ muốn làm gì với thời gian của mình, thay vì chỉ tập trung vào những gì họ cần làm để tồn tại.
3. Suy nghĩ dài hạn
Người giàu hiểu rằng đôi khi mọi thứ cần có thời gian và họ sẵn lòng chờ đợi. Ví dụ, một người có tài chính tốt sẽ không có vấn đề gì khi gửi tiền vào tài khoản hưu trí. Họ sẽ không ngần ngại về số tiền 6.000 USD mà họ đầu tư vào tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) trong năm nay, dù cho số tiền đầu tư này sẽ chỉ được nhận lại cho đến khi họ hơn 59 tuổi.
Nhưng họ hiểu rằng bản thân chỉ không thể tiêu số tiền đó ngay bây giờ chứ không phải chúng đã biến mất. Càng chờ đợi lâu thì sau này càng nhận được nhiều tiền hơn.
4. Chia sẻ, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau
Người giàu thường có xu hướng thích được biết đến là người thông minh nhất trong nhóm bạn của mình: người có gu thẩm mỹ tốt nhất, người đi đầu trong mọi xu hướng. Bạn sẽ thường nghe họ nói những câu như:
- Tôi biết chuyên gia tuyệt vời về thuế, bạn nên làm việc với họ.
- Tôi biết quán bar phục vụ cocktail ngon nhất, bạn nên thử rượu martini ở đó.
- Tôi đã tham gia một câu lạc bộ “tinh anh” rất tuyệt, và tôi cũng sẽ hỗ trợ để bạn có thể tham gia câu lạc bộ này.
Họ nhận ra rằng khi cởi mở về kiến thức của mình, người khác sẽ có xu hướng chia sẻ những gì họ biết hơn.
Quá trình suy nghĩ của họ là: "Dù tôi không đủ tiêu chuẩn cho công việc này, nhưng bạn tôi thì có, và một khi người đó nhận được công việc thì sẽ biết ơn tôi. Sau đó, khi họ ở vị trí lãnh đạo, tôi sẽ quen biết hoặc tham gia toàn bộ mạng lưới đó".
Tất nhiên, đó là vì họ muốn thấy bạn bè mình thành công, nhưng mặt khác, họ cũng đang suy nghĩ một cách chiến lược và hướng tới tương lai.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường