MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong 2 năm, các thương vụ M&A liên quan Vingroup đạt giá trị 2,4 tỷ USD

07-08-2019 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Các thương vụ có sự tham gia của Vingroup chiếm gần 26% tổng giá trị thị trường M&A Việt Nam trong 2 năm 2018 - 2019.

Theo nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), giá trị các thương vụ liên quan đến Vingroup (HoSE: VIC) ở vai trò bên mua và bên bán là 2,41 tỷ USD, chiếm gần 26% tổng giá trị M&A trong 2 năm (7/2018 - 7/2019).

Thương vụ lớn nhất được kể đến là SK Group chi 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) mua 6% vốn Vingroup. Cũng liên quan tới Tập đoàn này, Hanwha còn chi 400 triệu USD (khoảng 9.200 tỷ đồng) mua 6% vốn điều lệ.

Ở chiều ngược lại, Vingroup đi mua 65% vốn công ty Viễn Thông A với giá trị 82 triệu USD (khoảng 1.900 tỷ đồng).

Các thương vụ đầu tư, phát hành riêng lẻ đáng chú ý 2018 - 2019

STT

Bên mua

Bên bán

Ngành

Giá trị

Tỷ lệ

1

SK Group

Vingroup

Đa ngành

1.000

6,0%

2

SK Group

Masan Group

Hàng tiêu dùng

470

9,5%

3

Hanwha

Vingroup

Đa ngành

400

6,0%

4

THACO

Hoàng Anh Gia Lai

Nông nghiệp, BĐS

305

35,0%

5

Mitsui

Minh Phú

Thủy sản

155

35,0%

6

Nhóm các quỹ đầu tư

Sơn Kim Land

Bất động sản

121

10,0%

7

GELEX

Viglacera

Xây dựng

64

25,0%

8

Northstar Group

Tổ hợp giáo dục Topica

Giáo dục

50

10,0%

9

STIC Capital

Thủy sản Việt Úc

Thủy sản

30

35,0%

10

Samsung SDS

CMC

Công nghệ

38

25,0%

11

Sojitz

PAN

Nông nghiệp

35

10,0%

12

Hyundai Marine Insurance

Vietinbank Insurance

Bảo hiểm

26

25,0%

Các thương vụ mua lại, thâu tóm đáng chú ý trong 2 năm 2018 - 2019

STT

Bên mua

Bên bán

Ngành

Giá trị

Tỷ lệ

1

An Quý Hưng

Vinaconex

Xây dựng, BĐS

320

57,71%

2

Saigon Coop

Auchan

Bán lẻ

150

100,00%

3

Taisho

Dược Hậu Giang

Dược phẩm

106

62,00%

4

Navis Capital

Công ty giáo dục TTC

Giáo dục

100

100,00%

5

Vingroup

Viễn Thông A & Archos

Công nghệ

82

65,00%

6

BRG

Intercontinental

Bất động sản

53

100,00%

7

Vinamilk

GTN Foods

Sản xuất thực phẩm

51

35,00%

8

VinCommerce

Fivimart & Shop n Go

Bán lẻ

33

100,00%

9

Japan's Advantage Partners

Elise

Bán lẻ

25

30,00%

10

Kido

GoldenHope Nhà Bè

Sản xuất thực phẩm

20

51,00%

Đơn vị: triệu USD. Nguồn: MAF

Dữ liệu từ MAF cũng cho thấy, giai đoạn 2018 - 2019, ngành bất động sản, xây dựng chứng kiến 5 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đáng chú ý.

Về các thương vụ đầu tư, phát hành riêng lẻ, đầu tiên phải kể đến việc Thaco chi 305 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng) mua 35% cổ phần công ty Hoàng Anh Gia Lai Agrico (HoSE: HNG), trong đó có việc phát triển giai đoạn 2 dự án phức hợp Myanmar Center.

Kế đến, nhóm quỹ đầu tư mua 10% vốn của Sơn Kim Land, tương ứng 121 triệu USD (khoảng 2.783 tỷ đồng). Một thương vụ khác là Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex - HoSE: GEX) chi 64 triệu USD (khoảng 1.472 tỷ đồng) mua 25% cổ phần VGC của Tổng công ty Viglacera (HNX: VGC).

Đối với các thương vụ thâu tóm, mua lại, thị trường ghi nhận An Quý Hưng chi 320 triệu USD (khoảng 7.360 tỷ đồng) mua 57,71% vốn Vinaconex (HoSE: VCG). Đây được coi là thương vụ lớn nhất trong diện nhà nước thoái vốn trong giai đoạn này. Tập đoàn BRG còn mua 100% vốn công ty sở hữu khách sạn InterContinental Hanoi Westlake. Giá trị thương vụ vào khoảng 53 triệu USD (khoảng 1.220 tỷ đồng).

Ngoài các thương vụ trong ngành bất động sản, nhiều giao dịch M&A trong giai đoạn này còn diễn ra ở ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng, thủy sản, công nghệ...



Theo Khổng Chiêm

NDH

Từ Khóa:
Trở lên trên