MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm

15-12-2022 - 21:04 PM | Thị trường

Ngoài các nông sản ngắn ngày như chuối, đỗ, rau…thì loại cây dài ngày được bà con nông dân ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) trồng nhiều nhất là củ cọc rào. Nếu nhìn từ cầu Long Biên hay cầu Chương Dương, bãi giữa mùa này được phủ ngập tràn một màu xanh của cây củ cọc rào đang vào mùa thu hoạch.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Củ cọc rào hay còn gọi là củ lỗ, củ năng cùng họ với củ mài nhưng lá to và là cây thân leo. Đây là loại cây dễ trồng chỉ cần vùi một mảnh của củ vào đất là có thể mọc thành cây. Hàng năm, nông dân bãi giữa sẽ bắt đầu trồng củ cọc từ tháng 2 âm lịch.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Cây và lá của củ cọc giống với lá trầu không, nếu được dựng dàn để leo nhiều người có thể nhầm đây là cây trầu không.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Vốn là loại củ được trồng nhiều ở Hưng Yên, khi đến thuê đất làm nông nghiệp tại bãi giữa sông Hồng, một số nông dân cũng mang theo loại củ này để trồng tại đây.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Người nông dân phải cắt bỏ thân cây, dọn dẹp sạch ruộng trước khi thu hoạch.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Công đoạn tiếp theo cần làm là dùng xẻng, đào đất thành luống sâu khoảng 50 cm dọc bên các gốc cây.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 6.

Đào xiên vào các gốc cây theo luống đất sâu sẽ gặp củ cọc. Phải đào luống trước vì nếu đào thẳng sẽ rất dễ đào vào củ và làm gãy củ.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 7.

Hàng năm đến mùa thu hoạch, gia đình ông Nẩy đều phải thuê thêm người từ quê ra để đào củ cho kịp.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 8.

Ông cũng cho biết thêm, củ cọc sau khi thu hoạch có thể dùng để ăn, hợp nhất là nấu canh với móng giò.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 9.

Củ cọc trung bình sẽ dài khoảng 60 cm, đôi khi có củ rất to dài tới 1m2 nên việc đào để moi lên cũng khá vất vả.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 10.

Cô Tám – nông dân ở bãi giữa chia sẻ: “1 sào đất khi trồng củ cọc, nếu được mùa có thể thu hoạch tới 3 tạ củ. Tuy nhiên, năm nay mưa muộn năng suất kém, củ bị ngắn hơn so với mọi năm”.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 11.

Anh Hưởng chỉ trồng 3 sào củ, vì vậy để tiết kiệm chi phí anh không thuê người mà đi làm đổi công cho các gia đình khác. Đây cũng là cách mà bà con nông dân bãi giữa thường áp dụng để có thể thu hoạch gọn lượng củ của gia đình mình.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 12.

Sau khi thu hoạch, củ cọc sẽ được sơ chế cạo sạch vỏ trước khi đem sấy.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 13.

Để tránh thời tiết mưa không thể phơi được ngay, củ cọc đã cạo vỏ, rửa sạch sẽ được sấy qua bằng phương pháp ủ lưu huỳnh.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 14.

Được biết, củ cọc sau sau khi phơi khô sẽ bán được khoảng 60.000/kg. Củ cọc có thể sử dụng làm 1 vị thuốc bắc có tên là “Hoài Sơn” hoặc tiếp tục sơ chế làm cốt để sản xuất thuốc tây.

Trồng củ cọc, nông dân bãi giữa sông Hồng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 15.

Là loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, nhiều năm nay cây cọc rào đã đem lại một nguồn thu không nhỏ cho người nông dân bãi giữa sông Hồng.

Theo Tuấn Anh

VOV

Trở lên trên