MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trừ Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, người tiêu dùng thế giới không có ấn tượng gì về tên tuổi doanh nghiệp Việt Nam

Đây là những thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia với sản phẩm địa phương mới đây.

Theo kết quả điều tra của Futurebrand, hiện chưa có một doanh nghiệp Việt Nam nào để lại ấn tượng cho người tiêu dùng thế giới, trừ Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông mặc dù sản phẩm này có những lùm xùm về quyền sở hữu trí tuệ.

75 thương hiệu nằm trong xếp hạng về chỉ số thương hiệu quốc gia của Futurebrand, Việt Nam đứng ở vị trí 64. Còn nếu xét trong khu vực châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam đứng ở vị trí 13, chỉ cao hơn Indonesia, Campuchia, Bangladesh và Pakistan (Country Brand Index 2014-2015)


Việt Nam đứng ở vị trí 64

Việt Nam đứng ở vị trí 64

Đây là thực trạng khó khăn mà thương hiệu quốc gia Việt Nam phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh gay gắt về tạo dựng, định vị hình ảnh bản thân trước các quốc gia khác.

Nếu như trước đây nhắc đến thương hiệu là nhắc đến cảm xúc (yêu-thích-ghét) một cách cảm tính thì nay yếu tố đó đã được hữu hình hoá, cụ thể hoá thông qua một loạt các tiêu chí, như là tiêu chí về công nghệ kỹ thuật cao.

Đó là trường hợp của Nhật Bản, đất nước đứng đầu trong bảng xếp hạng về Thương hiệu quốc gia. Nhắc đến đất nước này, người ta nghĩ ngay đến Sony, Toshiba, Panasonic, Toyota... Đặc biệt nữa là Nintendo – công ty game nổi tiếng thế giới và đang đình đám với trò Pokemon Go.

Hay như ở vị trí top 3 là Đức, ngoài yếu tố công nghệ, họ gây ấn tượng và được thế giới nhớ nhờ vào “xúc xích và bia”.

Theo những tiêu chí hiện nay về định vị thương hiệu quốc gia, mỗi đất nước phải tạo ra được những điểm nhấn, những dấu ấn đặc biệt, gợi nhớ, tạo cảm xúc... Nó có thể là công nghệ cao như Nhật Bản, nhưng cũng có thể là những cây xúc xích ngon lành như Đức.

Việt Nam có lợi thế gì trong cuộc cạnh tranh về thương hiệu quốc gia? Nếu xét về công nghệ cao, Việt Nam hoàn toàn không thể cạnh tranh được khi Nhật Bản có 465.987 bằng sáng chế, 216.175 nhãn hiệu và 70.169 kiểu dáng công nghiệp (KDCN); Thuỵ Sỹ có 44.417 bằng sáng chế hay Đức là 179.535… gấp vài trăm lần Việt Nam.


Việt Nam không có cửa để tạo dấu ấn về công nghệ

Việt Nam không có "cửa" để tạo dấu ấn về công nghệ

Việt Nam chỉ có thể tận dụng được yếu tố "bản sắc" và "duy nhất" để tạo dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu quốc gia. Bởi Việt Nam có lợi thế vô cùng lớn nhờ những yếu tố đặc thù về văn hoá và tri thức truyền thống với số lượng hơn 16 di sản đã được Unesco công nhận, hệ thống di tích cũng như điểm đến rất đặc biệt.

Các yếu tố về văn hoá và tri thức truyền thống đang tạo ra dấu ấn riêng, bình diện riêng về địa phương. Hỗ trợ cho những hình ảnh đó là những đặc sản, sản vật vùng miền, hiện đã lên đến con số 900. Tất cả những điều này được gọi chung là tài sản trí tuệ địa phương. Và sau khi tài sản trí tuệ đã được thương mại hóa tốt sẽ hình thành một thương hiệu đủ mạnh của địa phương đó, trở thành 1 phần không tách rời của điểm đến và từ đó mở ra cơ hội hình thành “nhãn hiệu tập thể”.

Khi tài sản trí tuệ địa phương có tiềm năng trở thành một thương hiệu mạnh và trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng, nó cần được đầu tư, đăng ký bảo hộ dưới dạng “nhãn hiệu tập thể”, áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ của địa phương trong đó có du lịch.

Tập hợp các điểm đến với các điểm nhấn khác nhau (USP) sẽ giúp Việt Nam trở thành một điểm đến cạnh tranh hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Đình Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên