Trung Quốc dùng huyết tương người khỏi bệnh Covid-19 điều trị cho 11 ca bệnh nặng tiến triển tốt, khuyến khích người bình phục hiến máu
Beijing News đưa tin, chế phẩm huyết thanh của người khỏi bệnh Covid-19 được sử dụng để điều trị cho 11 bệnh nhân nhiễm virus và đã cho kết quả khả quan. Nhiều bệnh viện ở Vũ Hán đang kêu gọi những người đã bình phục sau khi nhiễm virus corona đi hiến máu.
- 14-02-20205.000 khách Trung Quốc đến Bali mỗi ngày, điều gì giúp Indonesia vẫn miễn nhiễm với virus corona?
- 13-02-2020Hơn 40.000 ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu, nhưng đây là đối tượng rất hiếm khi bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này!
Tối 13/2, Tập đoàn Kỹ thuật Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) công bố thông tin xét nghiệm thấy trong huyết tương của những người đã bình phục sau khi nhiễm virus corona chủng mới có lượng kháng thể có giá trị, qua thực nghiệm chứng minh có thể tiêu diệt chủng mới của virus corona.
"Chúng tôi sử dụng huyết tương đặc hiệu của những người khỏi bệnh chữa trị lâm sàng cho 11 ca bệnh nặng, kết quả điều trị rõ rệt", Beijing News (Tân Kinh báo) dẫn thông tin của CNBG cho hay.
CNBG cũng cho biết bằng các biện pháp kiểm nghiệm nghiêm ngặt độ an toàn sinh học, diệt virus, kiểm nghiệm hoạt tính kháng virus... trong chế phẩm máu, CNBG đã chiết xuất thành công huyết tương miễn dịch đặc hiệu để sử dụng trong điều trị lâm sàng.
Với sự hợp tác của Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Kỹ thuật Sinh học Quốc gia Trung Quốc, Công ty chế phẩm Huyết học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Trung Quốc, Bệnh viện Nhân dân số 1 Giang Hạ Vũ Hán, Trung tâm Huyết học Vũ Hán, Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Viện nghiên cứu giám định Thực phẩm Dược phẩm Trung Quốc, CNBG đã đưa sản phẩm vào các bệnh viện để điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch.
Dấu hiệu bước đầu khả quan
Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và trị liệu Covid-19 ngày 8/2, huyết tương đợt đầu tiên được sử dụng để điều trị cho 3 bệnh nhân nặng ở bệnh viện Nhân dân số 1 Giang Hạ, đến hiện tại đã sử dụng cho 11 người, cho kết quả tốt.
Kết quả lâm sang cho thấy, xét nghiệm của các bệnh nhân sau khi sử dụng huyết tương 12 đến 24 giờ, tình trạng viêm nhiễm giảm rõ rệt, tỷ lệ tế bào lympho tăng cao, các chỉ số chính như độ bão hòa oxy trong máu và tải lượng virus được cải thiện, các biểu hiện và tình trạng lâm sàng đều chuyển biến rõ rệt.
Giám đốc Bệnh viện Kim Ngân Than ở Vũ Hán, ông Trương Định Ninh, cho biết hiện tại bệnh viện áp dụng truyền huyết tương của bệnh nhân khỏi bệnh và có những hiệu quả bước đầu khả quan.
Bên trong một phòng chăm sóc ca bệnh nặng vì nhiễm Covid-19. Ảnh: Xinhua
Chuyên gia tổ công tác chỉ đạo chống dịch của Trung ương, Phó giám đốc bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh, ông Triều Huy, cũng đồng tình với bác sĩ Trương Định Ninh. "Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, hiện tại đã nhận thấy những dấu hiệu đáng mừng", ông nói.
Bác sĩ Trương kêu gọi những người đã khỏi bệnh hãy đến hiến máu để cứu những bệnh nhân còn đang phải vật lộn đấu tranh với virus.
Nguồn kháng thể dễ tiếp cận
CNBG dẫn lời các chuyên ra cho biết những bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi được điều trị khỏi, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại chủng mới của virus corona, có thể tiêu diệt và loại bỏ virus. Hiện tại, trước tình trạng thiếu vacxin và các thuốc men điều trị đặc hiệu, sử dụng chế phẩm huyết tương này để điều trị là một biện pháp hiệu quả, là nguồn tài nguyên dễ tiếp cận nhất, có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân nặng.
Ngày 29/1, giáo sư Lưu Trung, tiến sí Lý Linh của Viện nghiên cứu Truyền máu thuộc Viện khoa học Y học Trung Quốc, đã bay tới Vũ Hán để triển khai các kỹ thuật truyền máu trị liệu. Tương tự quan điểm trên, hai chuyên gia cho biết khi nhiễm virus, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng kháng thể để chống lại virus, sau khi khỏi bệnh, kháng thể này vẫn tồn tại trong máu.
Truyền lượng máu có các kháng thể này cho người đang mắc bệnh, các kháng thể kết hợp với virus trong cơ thể người bệnh, cùng làm việc với hệ thống miễn dịch của chính người bệnh sẽ có tác dụng tiêu diệt virus, tạo nên hiệu quả điều trị cao.
Việc dùng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị đã được áp dụng cho nhiều bệnh truyền nhiễm khác và phát huy hiệu quả cao, và mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Khi dịch SARS bùng phát năm 2003, đã có tiền lệ về việc sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh điều trị cho các ca bệnh nặng. Phương pháp điều trị sử dụng huyết tương này cũng phát huy tác dụng bảo vệ với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao, China Youth Daily dẫn lời chuyên gia nói.
Kể từ ngày 20/1, CNBG đã lập các nhóm đi thu thập máu của những người khỏi bệnh trên khắp Vũ Hán. Nhóm này do ông Dương Hiểu Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội kỹ thuật sinh học y dược Trung Quốc, chuyên gia về vacxin trong "kế hoạch 863" của Bộ Khoa học Trung Quốc, đứng đầu, tập trung vào nghiên cứu chế tạo vắcxin và các phương pháp điều trị từ nguồn máu này.
Kêu gọi người đã bình phục hiến máu
Theo Báo Thanh niên Trung Quốc (China Youth Daily), Viện nghiên cứu Truyền máu thuộc Viện khoa học Y học Trung Quốc, Bệnh viện Kim Ngân Than Vũ Hán cũng cùng CNBG kêu gọi người khỏi bệnh hiến máu. khuyến khích người đã bình phục đi hiến máu, điều kiện gồm:
Là người được xét nghiệm nhiễm Covid-19 và đã chữa khỏi, tuổi từ 18-60, sau khi xuất viện có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh khác và tình nguyện hiến máu cứu người. Những người này có thể liên hệ với Phòng hiến máu nhân đạo Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc tại quận Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, để hiến máu.
Tuy nhiên, sau 5 ngày kêu gọi rộng rãi, các bệnh viện chỉ nhận được máu của hơn 10 bệnh nhân từng nhiễm Covid-19 đến hiến. 22 người khác tình nguyện hiến máu nhưng cơ thể chưa phục hồi, sức khỏe chưa đảm bảo.
Tính đến ngày 13/2, toàn tỉnh Hồ Bắc tổng cộng đã có 48.206 ca nhiễm virus, số người được chữa khỏi là 3.441 người. Một số người sử dụng mạng xã hội Trung Quốc mô tả đây là những "kháng thể thần" và hy vọng số người được chữa khỏi sẽ tăng vọt trong những ngày tới.
Tham khảo Beijing News, China Youth Daily
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai