Trung Quốc ghi nhận giảm phát lần đầu tiên kể từ 2009
Không giống như các thời kỳ giảm phát trong quá khứ, lần này nguyên nhân chủ yếu của giảm phát là đà giảm giá của 1 mặt hàng duy nhất: thịt lợn.
- 08-12-2020Xuất khẩu Trung Quốc tăng vọt khi đại dịch Covid-19 căng thẳng
- 08-12-2020Giới chức bắt đầu vào cuộc khi hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra, thị trường Trung Quốc chuẩn bị đón nhận những cơn rung lắc mạnh
- 08-12-2020Trung Quốc dừng nhập khẩu than từ Úc, ngành thép chịu tác động ra sao?
Trung Quốc có thể ghi nhận hiện tượng giảm phát lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây, dù xu hướng này được dự báo chỉ tồn tại trong ngắn hạn và sẽ ít ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã không suy giảm suốt từ năm 2009, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát trong tháng 11 có thể xuống mức 0.
Không giống như các thời kỳ giảm phát trong quá khứ, lần này nguyên nhân chủ yếu của giảm phát là đà giảm giá của 1 mặt hàng duy nhất: thịt lợn. Sau khi tăng mạnh trong năm ngoái vì dịch tả lợn châu Phi khiến sản lượng giảm mạnh, giá thịt lợn đã từ từ giảm giá trong những tháng gần đây, và cuối cùng trong tháng 10 đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ 2019. Thịt lợn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ các mặt hàng được sử dụng để tính toán CPI và vì thế giá thịt lớn ảnh hưởng lớn đến lạm phát.
Tuy nhiên giống như đà tăng giá trong năm ngoái, xu hướng giảm giá cũng chỉ là tạm thời. Chi tiêu tiêu dùng đã có những dấu hiệu tăng trưởng tốt trong những tháng gần đây, trong khi hiện tượng giảm phát giá sản xuất đã suy giảm kể từ tháng 6 do kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục.
Theo dự báo của Ding Shuang, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, tình trạng giảm phát ở Trung Quốc sẽ kéo dài ít nhất là đến tháng 3 năm sau nhưng có rất ít khả năng NHTW Trung Quốc (PBOC) sẽ điều chỉnh chính sách.
"Rất khó để PBOC phản ứng vì đây chỉ là tình trạng tạm thời và chỉ trên 1 mặt hàng là thịt lợn. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 lạm phát cũng tăng mạnh vì giá thịt lớn và PBOC không thắt chặt chính sách tiền tệ".
Từ vài tháng trở lại đây PBOC đã phát tín hiệu sẽ dần dắt rút lại các biện pháp kích thích vốn được tung ra để đối phó với đại dịch. Lo ngại về gánh nặng nợ, PBOC đã làm các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu hoảng loạn khi ám chỉ sẽ quay trở lại thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các con số cho thấy lạm phát yếu có thể trì hoãn hành động của PBOC, nhưng khó có thể làm chệch hướng chính sách. "Chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ sẽ được cân bằng lại trong năm 2021, và điểm nổi bật của môi trường tài chính vĩ mô trong năm tới chính là điều kiện tín dụng bị thắt chặt", nhóm các chuyên gia kinh tế dẫn đầu bởi Huang Wenjing viết trong báo cáo mới đây.
Ngoài thịt lớn, giá hàng hóa nói chung cũng giảm so với 1 năm trước bởi lực cầu trên toàn cầu yếu ớt, gây ra áp lực giảm phát. Theo Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế trưởng tại Credit Agricole CIB, tình trạng giảm phát sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. "Chính phủ đã kích thích sản xuất trước tiêu dùng để đối phó với đại dịch, do đó dẫn đến cung vượt quá cầu".
Tham khảo Bloomberg