MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc rộ cơn sốt 'khai thác vàng tại nhà': Biến rác thành kim loại quý dễ 'như ăn kẹo', dụng cụ 'luyện vàng' được bán nhan nhản

14-12-2022 - 19:03 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc rộ cơn sốt 'khai thác vàng tại nhà': Biến rác thành kim loại quý dễ 'như ăn kẹo', dụng cụ 'luyện vàng' được bán nhan nhản

Những đoạn video ngắn về việc “luyện vàng” từ phế liệu đang gây sốt ở Trung Quốc. Ngay cả những khóa học hay công cụ hướng dẫn làm cũng đang “nổi đình nổi đám” trên các nền tảng thương mại điện tử.

Lấy vàng từ "rác"

Dalei là một vlogger Trung Quốc. Anh thường xuyên tìm hiểu về các ngành kinh doanh có mức lãi nhỏ. Và vàng là “đối tượng” mới nhất.

Anh miêu tả trong một “thí nghiệm kỳ diệu” ở vlog của mình: “Nhận 50 chiếc điện thoại đã dùng với giá 150 tệ (21 USD) và tháo bộ mạch xử lý (CPU). Đổ bột chuyên dụng vào nước, sau đó cho thêm nước nóng và chất kết tủa thân thiện với môi trường để điều chỉnh độ pH của dung dịch. Nhúng dây kẽm vào dung dịch để hấp thụ...". 3 tiếng sau, sử dụng một chiếc súng phun, toàn bộ số vàng lấy ra từ 50 CPU đã biến thành những hạt vàng nhỏ bằng bằng hạt đậu, nặng khoảng 0,5 gram.

Những đoạn video ngắn về việc “luyện vàng” từ phế liệu đang gây sốt ở Trung Quốc. Ngay cả những khóa học hay công cụ hướng dẫn làm cũng đang “nổi đình nổi đám” trên các nền tảng thương mại điện tử. Những video này đã âm thầm tạo nên xu hướng mới đó là… khai thác vàng tại nhà.

Trung Quốc rộ cơn sốt khai thác vàng tại nhà: Biến rác thành kim loại quý dễ như ăn kẹo, dụng cụ luyện vàng được bán nhan nhản - Ảnh 1.

Các video hướng dẫn luyện vàng tại nhà trên nền tảng Bilibili.

Năm ngoái, một người bạn của Dalei đã kể cho anh nghe về 2 anh em ở Cáp Nhĩ Tân làm công việc này để kiếm sống. Họ cùng nhau mở một xưởng nhỏ cùng 1 cặp vợ chồng khác để kinh doanh đồ tái chế và khiến được tới 400.000 tệ/năm (hơn 1 tỷ đồng).

Video của Dalei chia sẻ về quá trình khai thác vàng đã được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng mặt. Nhận ra sức hấp dẫn từ việc khai thác vàng từ rác, anh đã đăng tải nhiều nội dung hơn, chẳng hạn như lấy vàng mạ từ đồ trang trí trên mui xe Roll Royce sau đó lắp lại. Dalei cũng thử nghiệm “khai thác vàng” từ các thiết bị điện tử khác ngoài linh kiện điện thoại.

Một số vlogger khác còn bán vàng “tự tinh chế” tại cửa hàng vàng để chứng minh độ tinh khiết. Các công cụ và hướng dẫn quá trình tinh chế thường được bán với giá vài trăm tệ, bao gồm nhiều loại như thuốc thử, cân điện tử, súng phun, máy trộn và video hướng dẫn sử dụng. Thao tác của quá trình này tương đối đơn giản.

Hầu hết các thiết bị điện tử thường chứa các kim loại quý, có độ tinh khiết cao như vàng, bạc, bạch kim và palađi. Xu Zhenming, giáo sư Khoa Khoa học và Kỹ thuật Môi trường thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, đã thử nghiệm tinh chế 1 tấn máy tính cũ thành 1.000 gam bạc, 150 gam đồng và gần 2.000 gam kim loại hiếm vào năm 2014. 1 tấn điện thoại đã qua sử dụng cũng có 400 gam vàng, 2.300 gam bạc và 175 gam đồng.

Ngoài ra, huy chương của Olympics Tokyo 2021 cũng được làm từ kim loại quý giống như loại có trong điện thoại tái chế và đồ gia dụng nhỏ. Ban tổ chức Olympics Tokyo đã tái chế 28 loại thiết bị điện tử vào năm 2017 và thu được khoảng 79.000 tấn chất thải điện tử, với 32 kg vàng, 3.500 kg bạc và 2.200 kg đồng đã được tinh chế.

Ngành "rửa vàng" ở Trung Quốc đã có từ lâu

Thị trấn Guiyu thuộc tỉnh Quảng Đông là “kho phế liệu điện tử” lớn nhất thế giới. Từ nửa đầu thế kỷ 20, người dân địa phương đã đi khắp khu vực Triều Sán để mua bán phế liệu kim loại và kiếm sống.

Trung Quốc rộ cơn sốt khai thác vàng tại nhà: Biến rác thành kim loại quý dễ như ăn kẹo, dụng cụ luyện vàng được bán nhan nhản - Ảnh 2.

Một góc trong "đống" rác thải điện tử ở Guiyu vào năm 2016.

Kể từ những năm 1980, Guiyu vẫn phát triển ngành tái chế rác thải điện tử. Cuối cùng, lĩnh vực này trở thành ngành công nghiệp chủ chốt của Guiyu. Năm 2010, thị trấn này đã tái chế và xử lý 2,2 triệu tấn rác thải điện tử từ các thiết bị gia dụng, phần cứng và nhựa, với tổng giá trị 5 tỷ tệ. Ở thời kỳ hoàng kim, hơn 100.000 người – bao gồm cả các xưởng gia đình, tiếp xúc thường xuyên với rác thải điện tử. Một xưởng của gia đình có thể kiếm tới 1 triệu tệ mỗi năm.

Thu mua là công đoạn đầu tiên và chuỗi cung ứng của ngành này đã được định hình rõ ràng. Các bộ phận bằng nhựa kém giá trị được bán cho các nhà máy nhựa gần đó, còn các bảng mạch có giá trị hơn thì được tháo dỡ để lấy linh kiện bên trong. Chip, tụ điện và điốt có thể tái sử dụng thì bán cho các nhà phân phối linh kiện điện tử để họ “tân trang lại”.

Phần còn lại của thiết bị sau đó được tinh chế để lấy kim loại đồng. Đồng, thiếc và các kim loại khác được nấu chảy bằng mỏ hàn điện, trong khi vàng được tẩy rửa sạch bằng axit mạnh ở quy trình được gọi là “rửa vàng”. Phần này thường là trọng tâm của các đoạn video ngắn trên mạng xã hội và sau đó là quy trình tinh chế chất lỏng.

Thực chất, rửa vàng và các cách xử lý chất thải điện tử không phức tạp về mặt kỹ thuật song gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ví dụ, ở Guiyu, hầu hết các xưởng của gia đình dùng để tinh chế vàng qua các phương pháp thô sơ như đốt hay sử dụng axit. Sau đó, họ sẽ thải chất độc hại ra môi trường xung quanh, từ đó kim loại nặng dư thừa sẽ tích tụ trong nước và đất ở nơi đó.

Nhiều người dân địa phương đã chuyển đi nơi khác sau khi kiếm được tiền từ hoạt động này. Hiện tại, chính quyền địa phương đã đưa ra những nỗ lực toàn diện nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và tìm hiểu một số lựa chọn để hiện đại hóa ngành này.

Trung Quốc rộ cơn sốt khai thác vàng tại nhà: Biến rác thành kim loại quý dễ như ăn kẹo, dụng cụ luyện vàng được bán nhan nhản - Ảnh 3.

Ảnh cắt từ đoạn video hướng dẫn tự luyện vàng của người dùng TecTec trên Bilibili.

Kể từ năm 2005, nhóm của Xu Zhenming đã tìm kiếm các giải pháp thay thế hiệu quả, sạch hơn để phát triển thiết bị tách kim loại bằng cách nghiền liên tục các bảng mạch. Song, ông nhận thấy việc thực hiện phương pháp này trong các xưởng lại là thách thức lớn với công nghệ tái chế chất thải điện tử. Ông nói: “Chúng tôi cần công nghệ này nhưng rất ít người có thể triển khai hiệu quả. Khả năng kinh tế cũng là dấu hỏi lớn.”

Vào tháng 1/2011, Trung Quốc đã thực hiện “Quy định về Quản lý Thu hồi và Xử lý Chất thải điện và Sản phẩm điện tử”. Guiyu cũng cấm hoạt động buôn bán chất thải điện tử. Kể từ tháng 1/2021, Trung Quốc đã cấm toàn bộ hoạt động nhập khẩu chất thải rắn.

Dalei cũng đề cập đến việc các vlogger khác thường bỏ qua đoạn họ xả phế phẩm sau khi luyện vàng. Anh nói: “Dù số lượng rất ít nhưng việc tinh chế vàng tại nhà nhìn chung vẫn là bất hợp pháp do gây ô nhiễm. Ví dụ, tôi mang chất thải đến chính quyền địa phương để xử lý.”

Còn 2 anh em ở Cáp Nhĩ Tân có liên kết với 1 nhà máy được cấp phép, giúp họ tiếp cận với cơ sở xử lý chất thải một cách hợp pháp.

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động rửa vàng không hề cao, khi xét đến cả các vấn đề kỹ thuật và pháp lý liên quan. Với 0,5 gram vàng mà Dalei “khai thác” được, anh chỉ mang về 190 tệ và lãi ròng 40 tệ. Số tiền này còn không bao gồm chi phí nhân công, thuốc thử và dụng cụ.

Trên thực tế, việc bán thuốc thử và các công cụ cần thiết còn lãi hơn so với việc thực sự tinh chế vàng. Một chuyên gia kỹ thuật hóa học cho biết, bộ công cụ này được bán với giá 600 tệ, trong khi chi phí sản xuất thực chưa đến 100 tệ.

Tham khảo Sixth Tone 

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên