MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc sẽ thua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

18-08-2018 - 18:18 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc sẽ thua trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và điều này có lợi cho người dân tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Bắc Kinh không được chuẩn bị tốt để tham gia một cuộc chiến như thế, đáng chú ý là nền kinh tế này đang tăng trưởng chậm lại trong lúc đối mặt với "bẫy thu nhập trung bình" và "điểm ngoặt Lewis".

"Bẫy thu nhập trung bình" là tình trạng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia chậm lại khi đạt đến mức thu nhập trung bình. Còn "điểm ngoặt Lewis" là tình huống quy mô nguồn lao động dự trữ bị thu hẹp, khiến lương gia tăng và làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của đất nước trong các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động.

Trung Quốc sẽ thua cuộc chiến thương mại với Mỹ? - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ nổ ra Ảnh: REUTERS

Chi phí lao động ở Trung Quốc trở nên cao hơn so với các nước như Ấn Độ, Indonesia…, từ đó gây thêm áp lực lên tốc độ tăng trưởng. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng nội địa của Trung Quốc chưa đủ mạnh để phù hợp với năng lực sản xuất ngày càng tăng của mình. Đó là lý do Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ.

Dù vậy, chiến thắng của Washington trước Bắc Kinh mang tính quảng bá hơn thực chất. Một chiến thắng thực sự dành cho Mỹ là buộc được Trung Quốc chấm dứt hành vi ép công ty nước ngoài lập liên doanh cũng như đánh cắp tài sản trí tuệ.

Trong 3 tháng qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 7,1% và phía Trung Quốc giảm 9,1%. Việc thua cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể là điều không hay với Bắc Kinh nhưng có thể là tốt cho người dân nước này.

Trung Quốc khi đó sẽ trở thành một nền kinh tế mở, cung cấp cho người tiêu dùng trong nước nhiều lựa chọn sản phẩm với giá thấp hơn. Ngoài ra, bong bóng bất động sản sẽ bị phá vỡ, giúp các thế hệ trẻ có thể mua được nhà ở với giá hợp lý. Đây là một yếu tố quan trọng cho việc xây dựng gia đình và chi tiêu tiêu dùng, từ đó giúp Trung Quốc chuyển từ nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa.

Ông Panos Mourdoukoutas, chuyên gia tại Trường ĐH Long Island (Mỹ)

Người Lao động

Trở lên trên