Trung Quốc tăng tối đa sản xuất than, cấm mỏ khai thác đóng cửa: Lời hứa theo đuổi năng lượng sạch liệu có thành hiện thực?
Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các mỏ than sản xuất “nhiều nhất có thể” để gia tăng sản lượng khi mùa đông cận kề và làm giảm tình trạng khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.
- 21-10-2021Bitcoin lập đỉnh mới, vượt 67.000 USD, USD giảm nhanh
- 21-10-2021Nghị quyết lịch sử thứ 3 của TQ: Vén màn bước ngoặt đặc biệt về địa vị của ông Tập Cận Bình
- 21-10-2021Thêm 1 công ty bất động sản Trung Quốc vỡ nợ
Thông báo trên của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) được đưa ra sau nhiều tuần thiếu điện trầm trọng ở các tỉnh, buộc chính phủ phải cắt điện luân phiên vào giờ cao điểm và một số nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Vấn đề đã đè nặng lên tăng trưởng của nền kinh tế khi sản lượng công nghiệp giảm.
Bắc Kinh đã từng thúc đẩy các mỏ than cắt giảm sản lượng vào đầu năm khi quốc gia này theo đuổi các mục tiêu tham vọng nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon. Nhưng nhu cầu đã tăng lên đối với các dự án cần đến nhiên liệu hóa thạch và đã không có đủ điện để hoạt động.
Để giải quyết vấn đề, Trung Quốc bắt đầu yêu cầu các mỏ than tăng cường sản xuất. Với Nội Mông, tỉnh sản xuất than lớn thứ hai của nước này, Trung Quốc yêu cầu hàng chục mỏ than tăng sản lượng trong tháng này.
Hiện tại, NDRC yêu cầu các mỏ than trên toàn quốc sản xuất nhiều than nhất có thể trong quý cuối của năm 2021 và cấm đóng cửa các mỏ than. Uỷ ban cho biết lượng than dự trữ đã tăng đều đặn kể từ cuối tháng 9. Tại các tỉnh phía đông bắc, nơi mà tình trạng thiếu điện đã dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên, hiện đã dự trữ đủ than để hỗ trợ sử dụng điện trong vòng 24 ngày, tăng 11 ngày so với đầu tháng 10.
Chính phủ cũng đã có những bước thực hiện khác để xoa dịu tình trạng khủng hoảng. Với các tỉnh có nhu cầu điện tăng cao, chính phủ đã tăng giá điện lên 20%, rút ngắn khoảng cách về giá giữa than và điện.
Các nhà máy điện ở Trung Quốc không sẵn sàng để tăng cường sản xuất vì giá than quá cao. Và từ khi Bắc Kinh kiểm soát giá điện, các nhà sản xuất không thể đơn giản là tăng giá điện mà không có sự cho phép của chính phủ.
Các quan chức cũng đang dựa vào các nguồn năng lượng khác để đối phó với vấn đề. NDRC yêu cầu các công ty sản xuất điện sử dụng năng lượng hạt nhân, cũng như năng lượng mặt trời, thủy điện và tuabin gió để ngăn chặn tình trạng thiếu điện trong khu vực dân cư.
Tình trạng thiếu điện trầm trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục đặt ra mối đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà cung cấp cho các công ty lớn của Mỹ như Apple đã phải giảm mức sản xuất của họ để hợp tác với hạn chế điện do chính quyền địa phương đưa ra.
Khủng hoảng năng lượng không chỉ phổ biến ở Trung Quốc. Các quan chức Ấn Độ đã cảnh báo rằng các khu vực trọng điểm có thể đối mặt với "khủng hoảng điện" khi giá tăng cao. Ở châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng chóng mặt.
Tham khảo CNN