Trung Quốc triển khai kế hoạch thúc đẩy sự tiếp cận của các công ty nước ngoài, thay thế cho Made in China 2025
Động thái này của chính phủ Trung Quốc có thể sẽ bình thường hoá mối quan hệ thương mại từ lâu đã căng thẳng với Mỹ.
- 13-12-2018Giới đầu tư lạc quan về những tiến triển trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Dow Jones tăng hơn 150 điểm
- 12-12-2018Dân mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Canada, Mỹ vì vụ Huawei
- 10-12-2018Vụ bắt giữ CFO của Huawei là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc đang chuẩn bị thay thế kế hoạch "Made in China 2025" bằng một chương trình cho phép các công ty nước ngoài được tham gia tích cực hơn vào nền kinh tế Trung Quốc, theo tờ Wall Street Journal.
Chính sách trước đây, từ lâu đã bị chính quyền Trump chỉ trích là chủ nghĩa bảo hộ, được Chủ tịch Tập Cận Bình dự định thực hiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao của đất nước. Kế hoạch mới này sẽ hạ bớt mục tiêu thống trị trong sản xuất của Trung Quốc, một số người thạo tin cho hay.
Theo nguồn tin này, kế hoạch mới có thể sẽ được đưa ra vào đầu năm tới, khi Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.
Thị trường chứng khoán Mỹ được bao trùm bởi sắc xanh sau bài báo này.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một bữa ăn tối bên lề cuộc họp Hội nghị G-20 hồi đầu tháng này và đã có kết quả rất lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán. Tại đây, cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý không áp dụng mức thuế quan bổ sung cho tới năm 2019. Hôm thứ Ba, ông Trump đã chia sẻ trên Twitter về các cuộc đàm phán "rất hiệu quả" với Bắc Kinh, rằng những người theo dõi trên mạng xã hội này hãy "chờ đón một số thông báo quan trọng!"
Tuy nhiên, vẫn không có nhiều điều lạc quan về việc hai cường quốc kinh tế sẽ đạt được thoả thuận bởi một danh sách dài những bất đồng của Mỹ đối với chính sách kinhtees của Trung Quốc, trong đó bao gồm sự hỗ trợ của nhà nước đối với một số ngành công nghiệp và hành động ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ.
Nhà Trắng áp dụng nhiều vòng thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trong cả năm 2018, được coi là một phần trong động thái của ông Trump nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của Mỹ. Ông Trump cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hy vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ buộc các đối tác nước ngoài phải trao đổi về những thoả thuận thương mại thuận lợi hơn.
Tổng thống Trump đã thành công với chiến thuật này, đó là tạo ra một phiên bản sửa đổi của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và khiến các đồng minh kinh tế lâu năm như Canada và Liên minh châu Âu (EU) phải đau đầu. Ông Trump đặc biệt nhắm đến Bắc Kinh với các mức thuế quan, là lệnh trừng phạt đối với những cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ cũng như gây căng thẳng cho mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.