MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc và bài toàn khó giải: Làm thế nào để tuyển dụng gần 11 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, khi ngày càng nhiều người 'chán' làm ở doanh nghiệp tư nhân?

20-06-2022 - 16:40 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc và bài toàn khó giải: Làm thế nào để tuyển dụng gần 11 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, khi ngày càng nhiều người 'chán' làm ở doanh nghiệp tư nhân?

Tại Trung Quốc, ngày càng nhiều sinh viên muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước khi vừa mới ra trường. Theo cuộc khảo sát mới nhất của Zhaopin, doanh nghiệp nhà nước là những nơi được nhiều sinh viên mong muốn làm việc nhất, trong khi chỉ có 17,4% muốn làm việc ở các công ty tư nhân.

Trong vài tuần tới, thị trường lao động Trung Quốc sẽ chứng kiến số lượng sinh viên tốt nghiệp đạt mức kỷ lục là 10,8 triệu người. Tìm kiếm cơ hội việc làm cho nhóm cử nhân là một vấn đề đau đầu với chính phủ Trung Quốc – vốn đang chật vật để giải quyết những đợt bùng phát của dịch bệnh.

Triển vọng đối với lĩnh vực này được đánh giá là khá u ám. Một số trường đại học ở Trung Quốc thậm chí còn thúc giục sinh viên năm cuối hoãn lại đợt tốt nghiệp. Các sinh viên chia sẻ với hãng tin Caixin rằng họ chưa được trường phê duyệt để bảo vệ luận án trừ khi tìm được việc làm. Trong khi đó, một số sinh viên đã lựa chọn tự kinh doanh để có thể lấy bằng tốt nghiệp. Theo trang web tuyển dụng trực tuyến Zhaopin, tính đến tháng 4, chưa đến ½ số sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc nhận được lời mời làm việc.

Theo Bloomberg, các trường đại học được nhà nước tài trợ đang gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên thành thị Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục là 18,4%. Ước tính của Bank of America Merrill Lynch cho thấy, tính đến tháng 7 – giai đoạn cao điểm của mùa tốt nghiệp, con số trên có thể lên tới 23%. Do đó, các trường đại học Trung Quốc đang cố gắng xoa dịu tình hình. Nhìn chung, các đợt phong tỏa nhằm kiểm soát đại dịch cũng gây nhiều áp lực đối với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên.

Trung Quốc và bài toàn khó giải: Làm thế nào để tuyển dụng gần 11 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, khi ngày càng nhiều người chán làm ở doanh nghiệp tư nhân?  - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

Tại Trung Quốc, ngày càng nhiều sinh viên muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước khi vừa mới ra trường. Theo cuộc khảo sát mới nhất của Zhaopin, doanh nghiệp nhà nước là những nơi được nhiều sinh viên mong muốn làm việc nhất, trong khi chỉ có 17,4% muốn làm việc ở các công ty tư nhân.

Theo các chuyên gia, triển vọng việc làm ở Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đã tăng 0,3 điểm phần trăm lên 6,1% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Trong 3 tháng đầu năm nay, hơn 60% sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc chia sẻ họ đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Theo khảo sát của Zhaopin, khoảng 55% giảm kỳ vọng vào việc làm của mình.

Trước đây, các ngành trả thù lao cao - như công nghệ và giáo dục, thường được các sinh viên giỏi ưa chuộng. Những lĩnh vực này cũng tuyển dụng hàng chục triệu người trẻ tuổi, dù bị chỉ trích vì văn hóa làm việc độc hại và phân biệt đối xử với người tìm việc lớn tuổi hơn. Giờ đây, nhiều người trẻ Trung Quốc đang đổ xô tìm kiếm những công việc nhà nước, được coi là ổn định hơn và có nhiều phúc lợi.

Trung Quốc và bài toàn khó giải: Làm thế nào để tuyển dụng gần 11 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, khi ngày càng nhiều người chán làm ở doanh nghiệp tư nhân?  - Ảnh 2.

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp ở Trung Quốc đến tháng 7 có thể lên đến hơn 20%.

Tuy nhiên, đây lại là điều gây khó khăn cho chính phủ Trung Quốc. Kể từ cuối những năm 1990, các doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm hoạt động tuyển dụng, khi số lượng lao động thành thị giảm 1 nửa xuống chỉ còn khoảng 55 triệu người. Ngoài ra, các vị trí việc làm trong chính phủ cũng được nhiều người mong muốn, nhưng số lượng người mới tuyển dụng vẫn ổn định ở khoảng 170 nghìn người/năm.

Trong thập kỷ qua, khu vực tư nhân mới là nhà tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc, với khoảng 150 triệu lao động thành thị. Các thành phố ở đại lục có hơn 110 triệu người dân tự kinh doanh, đây là nhóm làm việc với hợp đồng bán thời gian, những công việc lặt vặt và trong nền kinh tế chia sẻ. Một số ít kiếm tiền nhờ trở thành influencer trên các nền tảng mạng xã hội.

Trong một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tìm kiếm việc làm ở thành phố khó khăn như thế nào cho người lao động, tỉnh Vân Nam gần đây đã cung cấp cho các sinh viên mới tốt nghiệp đại học khoản trợ cấp hàng năm 50 nghìn NDT (7.464 USD)/người để trở về làm việc tại các làng quê. Khoản trợ cấp này là không hề nhỏ, khi con số trên tương đương với 5 tháng lương khởi điểm cho các sinh viên tốt nghiệp những trường loại ưu như Đại học Thanh Hoa.

Trung Quốc và bài toàn khó giải: Làm thế nào để tuyển dụng gần 11 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, khi ngày càng nhiều người chán làm ở doanh nghiệp tư nhân?  - Ảnh 3.

Số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và tự kinh doanh.

Mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc tại 38 thành phố lớn là 10.014 NDT (1.502 USD) trong quý I/2022, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10,5% so với cùng kỳ 2020. Theo Zhaopin, mức lương trung bình hàng tháng đối với người có bằng cử nhân đã tăng 1,8% so với năm trước lên 12.033 NDT.

2 năm trước, thị trường việc làm của Trung Quốc hồi phục nhanh chóng khi đại dịch được kiểm soát. Khi đó, ảnh hưởng của dịch bệnh với nền kinh tế vẫn chưa quá lớn vì chỉ khu vực nhỏ xung quanh Vũ Hán bị tác động. Trong vòng 3 tháng, cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường.

Thị trường việc làm hiện nay lại không hồi phục tích cực như vậy. Những đợt thắt chặt quy định với lĩnh vực công nghệ đã khiến giới trẻ lo ngại khi nộp hồ sơ xin việc cho những doanh nghiệp này, dù họ có kiến thức về internet. Thượng Hải và Bắc Kinh – nơi có 18 trong số 20 trường đại học có sinh viên nhân được mức lương khởi điểm cao nhất cả nước, đã phong tỏa từ tháng 4.

Trong khi đó, tỷ lệ nhập học đại học trong 10 năm qua đã "sản sinh" ra lực lượng lao động lớn, gây quá tải cho nền kinh tế. HSBC ước tính, những sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc hiện chiếm tới hơn 1 nửa nguồn cung lao động mới, trong đó văn học và nghệ thuật là một trong những chuyên ngành phổ biến nhất.

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/trung-quoc-va-bai-toan-kho-giai-lam-the-nao-de-tuyen-dung-gan-11-trieu-sinh-vien-sap-tot-nghiep-khi-ngay-cang-nhieu-nguoi-chan-lam-o-doanh-nghiep-tu-nhan-20220620160104669.chn

Vu Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên