MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Truyền thông số sức khỏe tại bệnh viện: Giải quyết “cơn khát” cho người dân

16-05-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy, 100% người được hỏi đều tin tưởng nhất nguồn thông tin sức khỏe tại bệnh viện, và trên 95% thừa nhận nguồn này đến từ bác sĩ, dược sĩ. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có kênh truyền thông số hiệu quả ngay trong môi trường này.

Khảo sát trên của Nielsen Việt Nam được tiến hành năm 2019 tại 6 bệnh viện được chọn ngẫu nhiên: Từ Dũ, Nhân dân Gia Định, Nhi đồng 1, Chấn thương Chỉnh hình, Ung bướu và Trung tâm Y khoa Medic.

Chúng ta dễ nhận thấy, người dân khi đến các bệnh viện thăm khám bệnh thường phải ngồi chờ trong một thời gian nhất định. Thử đặt câu hỏi, trong suốt thời gian ngồi chờ người bệnh và cả thân nhân người bệnh sẽ làm gì? Tại sao không tận dụng thời gian đó để truyền tải các thông tin sức khỏe, điều trị bệnh hữu ích đến cho người dân? Bởi thực tế nhu cầu này ở người dân là rất cao.

Thống kê ghi nhận Việt Nam hiện có gần 1.700 bệnh viện, mỗi bệnh viện hàng ngày có hàng ngàn lượt người ra vào. Điều đó đồng nghĩa sẽ có một con số khổng lồ người dân đến các cơ sở y tế nói chung mỗi ngày và mong muốn sẽ được tiếp cận những thông tin sức khỏe chính thống.

Tuy nhiên, việc truyền thông sức khỏe tại các bệnh viện hiện nay đang có những hạn chế nhất định, đặc biệt về mặt ứng dụng công nghệ số để mang đến hiệu quả cao hơn. Nếu để người dân tự lên mạng tìm kiếm thì dễ gặp phải các thông tin không chính xác.

Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ số trong truyền thông sức khỏe tại Việt Nam cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ước tính Việt Nam chỉ chiếm 1% hệ sinh thái công nghệ y tế nói chung (HealthTech) của Châu Á (số liệu từ Hội nghị Công nghệ Y tế Châu Á Galan Growth 2019 - Singapore). Trước thực tế đó, gần đây Chính phủ đã kêu gọi các công ty công nghệ trong nước cùng chung tay, hợp tác với các cơ sở y tế để đầu tư nghiên cứu, cho ra đời các nền tảng công nghệ phục vụ công tác truyền thông, chăm sóc, điều trị bệnh hiệu quả cho người dân.

Truyền thông số sức khỏe tại bệnh viện: Giải quyết “cơn khát” cho người dân - Ảnh 1.

Thông tin sức khỏe tại các bệnh viện cần được số hóa, đầu tư hấp dẫn và đa dạng để mang lại lợi ích cho người dân

Điều đáng nói là tại Việt Nam hiện chưa có nhiều đơn vị chuyên sâu về công nghệ y tế. Điển hình có thể kể đến là MediHub, đơn vị tiên phong đang sở hữu hệ sinh thái truyền thông số sức khỏe ngay tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc.

Theo ông Nguyễn Thế Dinh - CEO MediHub, hệ sinh thái nói trên được xây dựng dựa trên chính trải nghiệm của người dân: Trước khi đến bệnh viện, người dân có thể tìm thấy thông tin y tế đáng tin cậy qua mạng xã hội MediHub.vn kết nối với các trang web của bệnh viện; trong khi chờ khám bệnh tại bệnh viện, người dân có thể xem các nội dung giáo dục sức khỏe trên hệ thống màn hình MediTV, truy cập M-WiFi miễn phí tốc độ cao để cập nhật thêm thông tin sức khỏe, và sử dụng các trạm thông tin thông minh để đi đến các khoa phòng tại bệnh viện nhanh chóng.

Ngoài ra, trên mạng xã hội MediHub.vn còn triển khai cửa hàng online "Hãy khỏe" để người dân có thể tiếp cận đúng các sản phẩm dược chất lượng, các gói bảo hiểm y tế và nhân thọ phù hợp.

Được biết với độ phủ tại 40 bệnh viện hàng đầu trên toàn quốc, các kênh truyền thông số sức khỏe của MediHub hiện có lượt tiếp cận gần 3,5 triệu người mỗi tháng. Kết quả khảo sát của Neilsen Việt Nam cho thấy trên 90% người tham gia có nhận biết về MediTV tại bệnh viện và 88% người thừa nhận các thông tin trên MediTV là hữu ích và sẽ áp dụng cho bản thân và gia đình.

Truyền thông số sức khỏe tại bệnh viện: Giải quyết “cơn khát” cho người dân - Ảnh 2.

Mô hình truyền thông số sức khỏe tiên phong của MediHub tại các bệnh viện

Ông Nguyễn Thế Dinh cho biết: "Với tỷ lệ rất cao người dân tin tưởng các thông tin sức khỏe tại bệnh viện là hữu ích và đáng tin cậy, chúng tôi tự hào vì đang từng bước cùng với các Bệnh viện, Hội Y Học và Đối tác chung tay xây dựng các nội dung sức khỏe bổ ích, hấp dẫn cho người dân khi đến bệnh viện".

Sự có mặt của một kênh truyền thông số sức khỏe hiệu quả ngay tại các bệnh viện là điều nên khuyến khích và theo đó, các chuyên gia nhận định việc hợp tác nên dựa trên nguồn lực, thế mạnh của các bên liên quan: Bệnh viện có thế mạnh về chuyên môn; các đơn vị công nghệ y tế có sự đầu tư về nền tảng kỹ thuật, thiết kế, sản xuất…, cùng với đó là sự đồng hành của các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe.

Sự đóng góp, hợp tác của các bên liên quan sẽ góp phần mang lại lợi ích cho người dân khi đến bệnh viện, giúp bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ và doanh nghiệp đồng hành có thể quảng bá hình ảnh, sản phẩm chất lượng đến đúng người, đúng lúc, đúng nơi.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên