TS. Lương Hoài Nam: Vỉa hè giá trị cả tỷ đồng, nhà nước không quản, thì ai?
“Giá trị đất mặt phố hàng chục, hàng trăm thậm chí có nơi lên đến cả tỷ đồng/m2. Giá trị khủng như vậy nếu cơ quan quản lý buông lỏng, sẽ có người sẵn sàng lấn chiếm và có lực lượng bảo kê”.
- 22-03-2017Người Sài Gòn lắp bậc tam cấp di động như "hộp tủ" để không lấn chiếm vỉa hè
- 22-03-2017Ông Lê Hồng Giang: Vỉa hè Việt Nam – "Kinh tế mặt tiền" và "kinh tế hàng rong"
- 21-03-2017Xe máy cày nát vỉa hè, đe dọa người đi bộ
- 20-03-2017Phó chủ tịch TP.HCM: 'Bà con vẫn được bán trên vỉa hè'
Đây là ý kiến của chuyên gia độc lập, TS. Lương Hoài Nam, đưa ra tại tọa đàm Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân diễn ra ngày 24/3.
Ông Lương Hoài Nam cho biết dù ủng hộ quản lý trật tự giao thông đô thị, tuy nhiên, qua các ý kiến của các cơ quan chức năng, ông cũng có một vài trăn trở.
“Bản chất lấn chiếm vỉa hè là vi phạm pháp luật. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao khi đã quy định trong luật mà vẫn khó khăn trong thực hiện thế?”, ông nói.
Ông cũng ngay lập tức lý giải: “Cơ bản là do hành vi chiếm dụng công thành tư, như ông cha thường nói ‘đất có thổ công, sông có hà bá’. Về pháp luật, thổ công chính là toàn dân, vì đó là đất công. Tuy nhiên, thực tế khi vỉa hè bị lấn chiếm vai trò thổ công bị đánh tráo, không phải toàn dân nữa mà là ông khác”, ông Hoài Nam cho biết.
Thực tế này cũng đã được Chủ tịch UBND TP Hà Hội và Bí thư TP HCM thừa nhận. Cụ thể, có tồn tại lực lượng bảo kê cho hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Cuộc chiến lập lại trật tự, kỷ cương đang diễn ra vô cùng khó khăn. Lý do chính bởi lợi ích từ việc lấn chiếm này rất lớn.
“Giá trị đất mặt phố hàng chục, hàng trăm thậm chí có nơi lên đến cả tỷ đồng/m2. Giá trị khủng như vậy nếu cơ quan quản lý buông lỏng, sẽ có người sẵn sàng lấn chiếm và có lực lượng bảo kê”, chuyên gia độc lập này nói.
Bên cạnh đó, ông Hoài Nam cũng cho rằng vỉa hè ngoài việc dùng để đi bộ còn có nhiều công năng khác. Ở nhiều nơi, trên vỉa hè còn có hoạt động thương mại dịch vụ, mô hình nhà hàng cà phê, sạp báo, quầy bán rau quả… Những công năng này nên được pháp luật quy định.
“Hiện nay, Điều 35 Luật GTĐB chỉ quy định công năng vỉa hè dành cho người đi bộ. Chính vì thế, không ai có quyền quy hoạch vỉa hè, không ai có quyền ban hành quy định cho thuê sử dụng vỉa hè”, ông cho biết.
Do đó, ông Lương Hoài Nam đề xuất sửa luật và cho phép người dân thuê vỉa hè (mức tiền thế nào thì địa phương quyết định). Nhưng người dân chỉ trả một lần và không phải mất phí cho bất kỳ ai khác. Và họ có trách nhiệm quản lý phần vỉa hè theo quy định.