TS. Trần Hoàng Ngân: Có một con số tôi bấm nút tính thấy hơi lo!
Nợ mà Việt Nam phải trả tiền lãi vay và cả nợ gốc đến hạn hiện đang cao dần.
- 25-10-2018Tiền nợ thuế của Hà Nội lớn hơn tổng nợ thuế của 47 địa phương
- 23-10-2018Chuyên gia lo ngại “bom nợ” của doanh nghiệp FDI sau năm 2020
- 23-10-2018Doanh nghiệp nhà nước và 'bóng ma' nợ nần
Trong phiên thảo luận tại Nghị trường chiều nay, 29/10, về tình hình ngân sách nhà nước, TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu đoàn TP. HCM đánh giá Việt Nam trong những năm qua đã rất thành công trong việc tăng tổng vốn đầu tư xã hội, từ 31,7%/GDP lên 334%/GDP năm 2018.
"Trong tổng vốn đầu tư xã hội chúng ta cũng định hướng và chuyển hướng tốt ở chỗ, chúng ta giảm dần đầu tư khu vực nhà nước", ông nói.
Theo đó, khu vực nhà nước trước đây chiếm 38% thì nay chỉ chiếm khoảng 34%. Trong nguồn vốn của khu vực nhà nước thì vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao, ở mức 20% trong tổng vốn đầu tư xã hội.
"Tuy nhiên chúng tôi thấy một điều, trong tình hình hiện nay nguồn thu ngân sách quả thật là khó khăn và chúng ta đã đề cập đến thu nội địa trong hai năm qua có xu hướng không đạt so với dự toán", ông cho biết.
Tuy nhiên, ông nói rằng Quốc hội và Chính phủ khi quyết định nghị quyết về dự toán ngân sách vẫn dành một nguồn rất lớn cho đầu tư phát triển. Do vậy, cơ cấu trong đầu tư hiện nay cũng có sự thay đổi.
Đầu tư phát triển từ ở mức dưới 21% đã lên đến con số trên 26% trong tổng chi ngân sách nhà nước. "Đây là một chiều hướng tích cực", ông nhận xét.
Ngành tài chính cũng như Quốc hội đã giám sát thực hiện được điều này, nhờ vậy, bội chi ngân sách đạt dưới 3,6% và nợ công cũng được kiểm soát.
"Nhưng có một con số trưa nay ngồi bấm nút tính tôi thấy hơi lo", ông Hoàng Ngân nói.
Theo đó, nợ mà Việt nam phải trả tiền lãi vay và nợ gốc đến hạn hiện nay đang cao dần. Năm 2016 là 175.784 tỷ, năm 2017 là 255.000 tỷ, năm 2018 là 269.000 tỷ và năm 2019 ước là 326.042 tỷ.
Như vậy thì nợ đáo hạn phải vay để trả thường được biết dưới tên gọi là đảo nợ có xu hướng ngày càng tăng.
Cho nên mặc dù Việt Nam giữ được mức trần là nợ công/GDP dưới 65% GDP, giữ được mức nợ Chính phủ là 52%, nợ nước ngoài thì đang sát trần nhưng khả năng trả nợ và nợ đến hạn đang ngày càng tăng.
"Chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, Chính phủ cũng như Quốc hội phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn dự án nào, ưu tiên dự án nào để chúng ta đầu tư", vị đại biểu này lưu ý.
Ông nhấn mạnh "đồng tiền đang rất khó khăn" do vậy nên ưu tiên những dự án nào đang dở dang và chỉ cần thêm một chút là hoàn thành, được đi vào thực tế thì làm ngay. Hoặc những dự án là động lực của tăng trưởng, có khả năng sinh lời...
Ngoài ra, ông nhận định cũng cần có khoản đầu tư để hỗ trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong bối cảnh khí hậu đang ngày một biến đổi bất thường.
Trí Thức Trẻ
- Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng
- Chi 16.200 tỷ đồng cải cách tiền lương, tinh giản biên chế trong 2019
- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng ta có nhiều bài học 'xương máu'
- Chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua CPTPP
- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ!"