MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TTCK còn nhiều tiềm năng với EPS có thể tăng hơn 20% năm 2022-2023, nhà đầu tư nên chọn nhóm ngành nào?

TTCK còn nhiều tiềm năng với EPS có thể tăng hơn 20% năm 2022-2023, nhà đầu tư nên chọn nhóm ngành nào?

"Với thị trường chứng khoán, tôi có mong muốn ngoài sự lớn mạnh về quy mô, thì câu chuyện tiếp theo là nâng hạng thị trường - là câu chuyện bắt buộc, sẽ tạo cú huých lớn tiếp theo", ông Tiến nói.

Sau mỗi lần biến động, thị trường sẽ xuất hiện nhiều cơ hội mới. Trong đó, dự báo EPS tăng trưởng khoảng 18% trong năm 2021, giai đoạn 2022-2023 tăng trưởng có thể trên 20%, cho thấy TTCK vẫn có tiềm năng tăng trưởng trong 2 năm tới. Đi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK thời gian qua, câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đặt ra chính là nhóm ngành nào có tiềm năng, doanh nghiệp nào còn dư địa phát triển?

Đó cũng là chủ đề được quan tâm tại tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản", tổ chức bởi báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sáng ngày 18/11/2021.

Nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì được nói đến nhiều là đầu tư công

Theo các chuyên gia, từ năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, khối ngoại liên tiếp rút vốn khỏi Việt Nam. Thực tế, xu hướng rút vốn ở thị trường mới nổi là diễn ra trên toàn cầu. Ở các nước phát triển Mỹ, EU cũng từng bị tác động mạnh do Covid-19, nhưng nhờ vắc xin nên đã có sự phục hồi nhanh. Tương tự, đến lượt châu Á và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tác động đến nhà đầu tư nước ngoài nên họ rút vốn và quay về lại EU, Mỹ khi ở đây có sự phục hồi đang tốt hơn.

Dù vậy, trong nguy luôn có cơ, biến động không tác động đều lên toàn bộ doanh nghiệp ngành nghề, vẫn có nhiều cơ hội hiện hữu. Đơn cử, doanh nghiệp lớn đầu ngành ở nhiều lĩnh vực đã tận dụng gia tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động.

"Nói ngành có lợi lớn hiện nay phải kể đến chứng khoán, và nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì được nói đến nhiều là đầu tư công – hỗ trợ kích thích, tăng trưởng nền kinh tế", ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng giám đốc VNDirect (VND) chia sẻ.

Theo kế hoạch huy động vốn của Chính phủ đã duyệt chủ trương trong 5 năm tới là mức độ huy động vốn sẽ tăng 1,76 lần so với quy mô trong 5 năm qua, thì cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư công rất lớn.

Đồng quan điểm, ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Chứng khoán HSC cho biết: "Sau Covid-19, nhóm ngành tài chính, năng lượng, xây dựng, đầu tư công sẽ được quan tâm cùng triển vọng sáng. Thời gian qua nhóm ngân hàng đã tăng mạnh, nhóm cổ phiếu chứng khoán được nhà đầu tư đón chờ hơn cả, là nhóm đầu cơ dẫn sóng, thị trường bùng nổ về thanh khoản thì nhóm này được ưa thích".

Cùng với đó, nhóm có tính chu kỳ hưởng lợi về chính sách về tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp như thép, năng lượng cũng có nhiều cơ hội. Hiện nay, ngành thép biên lợi nhuận cao, tuy nhiên thời gian qua giá thép tăng mạnh, phần nào phản ánh giá thực trạng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp không còn chuyển biến mới, giá sẽ chững lại và điều chỉnh trong thời gian tới.

Nhà đầu tư theo ông Long có thể quan tâm đến nhóm có chu kỳ hưởng lợi như khí và dầu khí. Khi nền kinh tế có giai đoạn hồi phục, nhóm dầu khí sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn, kết quả kinh doanh so sánh triển vọng. Năm 2020, giá dầu thấp, cổ phiếu thấp, thời điểm thuận lợi đầu tư. Do đó, nhóm dầu khí sẽ hưởng lợi nhìn ở cuối quý 4/2021 và năm 2022.

Một lĩnh vực cũng rất ‘hot’ thời gian gầy đây, nhóm bất động sản tăng nhiều nhưng cũng có ngoại lệ những doanh nghiệp có lợi thế về quỹ đất, vị này nhấn mạnh.

TTCK còn nhiều tiềm năng với EPS có thể tăng hơn 20% năm 2022-2023, nhà đầu tư nên chọn nhóm ngành nào? - Ảnh 1.

Ngành chứng khoán hưởng lợi từ quy mô tăng trưởng của thị trường

Riêng ngành tài chính chứng khoán, quan điểm của ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS, nhấn mạnh đang có thay đổi. Với vị thế Việt Nam là quy mô dân số lớn, trẻ, tình hình kinh tế chính trị ổn định… thì tạo ra cái thuận lợi cho thị trường. Trong đó, ngành chứng khoán là hưởng lợi. Hiện các công ty chứng khoán áp lực vì sự bất ngờ tăng trưởng về quy mô, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc này. Với vốn điều lệ rất nhỏ so với nhu cầu tài chính, nên tăng vốn là sự cần thiết để tạo ra công ty chứng khoán có năng lực tài chính, ổn định.

"Và hơn nữa là hạ tầng công nghệ thông tin, tôi khai thật, trong giai đoạn qua là câu chuyện nghẽn mạng, công ty chứng khoán nào cũng có sự quá tải.

Ngành chứng khoán hưởng lợi từ quy mô tăng trưởng của thị trường (với nền tảng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam). Và ngành cũng tiếp tục hưởng lợi khác là ngân hàng – thừa hưởng thành quả tái cơ cấu, đang có sức khoẻ tài chính tốt.

Với thị trường chứng khoán, tôi có mong muốn ngoài sự lớn mạnh về quy mô, thì câu chuyện tiếp theo là nâng hạng thị trường - là câu chuyện bắt buộc, sẽ tạo cú huých lớn tiếp theo", ông Tiến nói.

Ngành tài chính nói chung và ngành chứng khoán đang thay đổi qua quá trình tái cơ cấu và độ nén bao năm nay. Với tiềm năng của Việt Nam về quy mô dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn sẽ cộng hưởng với đà tăng sẽ đem đến quy mô vô cùng lớn, tất cả các thành viên thị trường, ngành chứng khoán hiện nay các công ty chứng khoán bất ngờ quy mô tăng trưởng nhanh chóng đạt được quy mô trung bình.

Có thể nói, quy mô TTCK của Việt Nam như hiện nay câu chuyện nâng hạng không phải là mong muốn nữa mà là bắt buộc. TTCK đã lớn lên rồi, cần có cơ chế phù hợp. Nếu các vấn đề được giải quyết sẽ tạo ra cú huých nữa để cho sự phát triển của TTCK, chuyên gia bày tỏ.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên