Từ bỏ mức lương hàng tỷ đồng mỗi năm lựa chọn mức lương khiêm tốn hơn: Tầm nhìn xa bao nhiêu, con đường tương lai xa rộng mở bấy nhiêu
“Tầm nhìn, nó không giống như việc Gia Cát Lượng phẩy quạt chỉ điểm giang sơn, cũng không giống Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, coi thường quần hùng; mà là cái khí khái trầm tĩnh, không hoảng sợ trước khó khăn, biến động, và sự hết mình, cũng như sứ mệnh với cuộc sống.”
- 29-09-2020Người đàn ông tìm thấy kho báu nhưng lại vô cùng hoảng sợ, kết cục khiến ai cũng phải suy ngẫm
- 29-09-2020Chỉ đơn giản là căng thẳng hay bạn đã kiệt sức vì công việc: Dấu hiệu cảnh báo tinh thần, thể chất đã chạm tới giới hạn, cần điều chỉnh gấp
- 29-09-2020Kỹ năng cơ bản nhất ai cũng cần có để thành công nhưng nhiều người không nhận ra: Thiếu chất xúc tác này, cơ hội sẽ mãi tuột khỏi tay
Gần đây, tin tức Huawei của Trung Quốc công bố danh sách dự án "Thanh niên thiên tài" đã tạo nên một làn sóng bình luận rất lớn trong dư luận Trung Quốc.
Trong danh sách ấy có một người tên Trương Tế, anh là nghiên cứu sinh tiến sỹ của trường đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, và được nhân mức lương năm cao nhất tại Huawei là 201 vạn tệ (khoảng 6,7 tỷ đồng).
Trên thực tế, Trương Tế còn nhận được lời mời từ các tập đoàn nổi tiếng khác của Trung Quốc như Đằng Tấn, IBM hay Alibaba…, trong đó mức lương được đề nghị cao nhất lên tới 360 vạn tệ (khoảng 12, 1 tỷ đồng).
Nhưng Trương Tề đã từ chối:
"Mức lương tất nên là nên được cân nhắc, nhưng tôi không quá quan trọng vấn đề này, thứ tôi để ý hơn đó là liệu công ty có đáp ứng được nền tảng và không gian nghiên cứu để tôi có thể đi xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình hay không."
Tầm nhìn của một người cao tới đâu, quyết định anh ta có thể nhìn thấy được phong cảnh ra sao.
Một tác gia từng nói:
"Một khi tầm nhìn của bạn đã lớn, bạn sẽ không còn bị trói buộc bởi những chuyện cỏn con, vặt vãnh và tầm thường."
Tầm nhìn của bạn, quyết định con đường tương lai có bạn có thể đi xa được tới đâu.
"Tiền là tiêu chuẩn, nhưng không phải tiêu chuẩn duy nhất"
Từ bỏ mức lương cao gần gấp đôi để lựa chọn mức lương thấp hơn ở Huawei, đối với phần lớn mọi người, anh chàng này khá là khó hiểu.
Nói về vấn đề này, Trương Tế giải thích:
"Phương hướng nghiên cứu của tôi khá hợp với Huawei, gia nhập vào Huawei, tôi có thể làm những điều tôi muốn làm."
Rất nhiều người cho rằng, tiền là tiêu chuẩn đầu tiên để đo lường mọi thứ, kiếm được nhiều tiền mới là chuyện quan trọng nhất.
Nhưng Trương Tế lại đặt "hướng quan tâm" của mình lên hàng đầu.
Cùng đưa ra một quyết định như vậy còn có D., cô thi đỗ đại học với số điểm vô cùng cao, gần như là tuyệt đối. Trong khi các chuyên ngành phổ biến khác tìm cách "giành" cô sinh viên ưu tú này về ngành của mình, thì D. đã lựa chọn ngành học mà ít người để ý tới: chuyên ngành khảo cổ học.
Cư dân mạng cũng tham gia vào "hóng hớt":
"Ngành khảo cổ thì làm gì có "tiền" đồ, cứ học mấy ngành như tài chính hay máy tính, một năm lương tháng tiền tỷ dễ như trở bàn tay!"
"Cô bé này có phải học nhiều quá nên bị ngốc dần đều rồi không, lựa chọn ngành học khó lập nghiệp như vậy."
"Gia đình đã khó khăn rồi, mà sao không tìm cái ngành nào kiếm được nhiều tiền hơn vậy?"
….
Trong khi rất nhiều người lo lắng cho "tiền đồ" của D., thì cô lại nói:
"Em từ nhỏ đã yêu thích lịch sử và văn vật, vì vậy mới lựa chọn chuyên ngành khảo cổ."
Một từ "thích", cho thấy được tình yêu với khảo cổ và sự kiên định với lý tưởng, mạnh mẽ đáp trả lại những người chỉ biết khua tay múa mép bên ngoài kia.
Tiền là tiêu chuẩn, nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất.
Trên thế gian này, tồn tại rất nhiều thứ còn quan trọng hơn cả tiền.
Cũng luôn tồn tại những người, dám từ bỏ công danh lợi lộc, để kiên trì với lý tưởng của mình.
Benjamin Franklin từng nói:
"Một người nếu chỉ đi làm vì tiền lương mà không có động cơ thúc đẩy nào khác, vậy thì đó chưa phải là sống hết mình. Và người bị lừa dối nhiều nhất lại chính là bản thân anh ta."
Người có tầm nhìn, không chỉ có thể nhìn thấy được cái "lợi" nhỏ trước mắt, mà còn nhìn thấy được cái "ích" lớn hơn, cái "ích" này không chỉ đơn thuần là sự nâng cao năng lực bản thân mà còn là cả sự cống hiến của họ với xã hội.
Sự báo đáp mà cái "ích" này hồi lại cho bạn, nó thậm chí còn vượt xa cả cảm giác được thỏa mãn về tiền bạc.
"Ở cùng với người cùng "tần số" với mình"
Khi trả lời phóng viên, nói về lý do chọn Huawei, Trương Tế nói rằng:
"Gia nhập Huawei cũng đồng nghĩa với việc gia nhập với người có cùng chí hướng với mình, cùng họ làm việc, cũng hi vọng bản thân có thể hoàn thành tốt công việc của mình."
Làm việc với người cùng chí hướng, mới tìm ra được vị trí thoải mái nhất, rồi làm mọi việc tới mức tốt nhất.
Ở một trường Trung học trực thuộc đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc, có một căn phòng được gọi là "Phòng học bá" (học bá chỉ những người học hành vô cùng giỏi giang, thành tích ưu việt.)
Thành viên của căn phòng này tới từ rất nhiều nơi khác nhau, vốn dĩ mỗi người một thói quen sinh hoạt, nhưng vì niềm đam mê chung với Olympic hóa học nên các em đã đặt ra những quy định chung cho căn phòng này.
Chẳng hạn như sau 23:10 là không được nói chuyện, nhưng có thể làm việc riêng. 23:50 đèn chung tắt, nhưng có thể bật đèn riêng, để đảm bảo giấc ngủ cho những thành viên khác…
Khi giáo viên giao bài tập, các em ấy sẽ ngồi cùng làm bài với nhau rồi hỏi nhau tiến độ giải đề.
Tới năm thi đại học, 3 người thi đỗ Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa (top 3 đại học hàng đầu của Trung Quốc), 3 người còn lại được tuyển thẳng vào hai trường trên.
Tâm lý học có một lý luận tên "công nhận xã hội", mọi người có xu hướng định hướng hành vi của họ dựa trên phương pháp hay hành vi của những người xung quanh.
Trong cùng một vòng tần số, tư duy có tính nhất quán cao, khi những người xung quanh đều nỗ lực, bạn sẽ cảm nhận được loại sức mạnh này, và tự giác không dám buông thả bản thân.
Dù là đi học hay đi làm thì việc tìm được một người "cùng tần số" với mình cũng là một điều hết sức may mắn.
Mọi người xoắn lại thành một sợi dây, cùng chuyển động theo một hướng, sức mạnh tỏa ra là rất phi thường, đây chính là ý nghĩa của cái gọi là "cùng tần số".
"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", chúng ta sẽ luôn bị môi trường xung quanh tác động, "đồng hóa" trong vô thức.
Lựa chọn giao lưu với ai, cũng có thể cho thấy tương lai của chúng ta sẽ như thế nào.
Người có tầm nhìn, sẽ lựa chọn ở cùng người có "cùng tần số" với mình, có vậy thì đường đi mới càng xa, càng vững.
Trên mạng xã hội có một câu hỏi như này:
"Tầm nhìn, đối với một người bình thường mà nói, nó có tác dụng gì?"
Một câu trả lời nhận được nhiều lượt like như sau:
"Tầm nhìn, nó không giống như Gia Cát Lượng phẩy quạt chỉ điểm giang sơn, cũng không giống Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, coi thường quần hùng; mà là cái khí khái trầm tĩnh, không hoảng sợ trước khó khăn, biến động, và sự hết mình, cũng như sứ mệnh với cuộc sống."
Chính cái "hết mình và sứ mệnh với cuộc sống" ấy khiến cuộc đời bình thường của chúng ta trở nên rực rỡ.
Chẳng hạn,
Làm những việc nhỏ nhặt, giúp đỡ những người cần giúp đỡ xung quanh.
Quan tâm ba mẹ, con cái bằng cái tâm, cái tình, bớt trách móc, chửi mắng lại.
Nghiêm túc và nhiệt tình với công việc, dù đó chỉ là một việc nhỏ nhặt.
Chân thành với đồng nghiệp, bạn bè xung quanh.
Gặp khó khăn không cúi đầu, không lùi bước, thản nhiên đối mặt, dũng cảm bước về phía trước.
Cuộc sống, cũng sẽ vì từng chút từng chút nỗ lực và tích lũy của chúng ta mà trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn.
Pháp luật và bạn đọc