Tự động hóa sản xuất - nền tảng cho sự phát triển bền vững
Những năm gần đây, tự động hóa đã trở thành xu hướng mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, dịch COVID-19 như một cú huých để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.
Thị trường tự động hóa dự kiến tăng trưởng gấp 3 lần trong 5 năm tới
Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and Markets và Zion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.
Nhờ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất đang ngày càng được đẩy mạnh nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp ban đầu lo sợ việc đầu tư cho các dây chuyền sản xuất công nghệ mới sẽ tốn nhiều chi phí, việc đào tạo nhân sự để sử dụng sẽ mất nhiều thời gian và máy móc theo thời gian có thể trở nên lỗi thời nếu không ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại.
Song, thực tế chính kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp các doanh nghiệp sản xuất giải quyết bài toán kinh tế, đầu tư thông minh, hiệu quả. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường khốc liệt.
Tự động hóa được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng kiểm soát chất lượng… Đơn cử như trong sản xuất ngành dược mỹ phẩm, dây chuyền sản xuất đóng gói tự động rất quan trọng để đảm bảo đóng gói an toàn và đúng quy trình của các loại thuốc, mỹ phẩm đảm bảo chất lượng của chúng và bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, ánh sáng. Hệ thống các máy đóng gói tiên tiến đã được phát triển để thực hiện các công việc đóng gói phức tạp và đa dạng giúp tăng hiệu quả và độ chính xác trong quá trình đóng gói, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào lao động con người.
Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống. Đầu tư hệ thống tự động hóa giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí nhân công.
Cơ hội và thách thức
Nhờ sự phát triển của Internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà tự động hóa được xem là một yếu tố then chốt, tất yếu để giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Theo thống kê có tới hơn 90% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng công nghệ tự động hoá để tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh.
Song, nhìn chung, ở các doanh nghiệp Việt, mức độ ứng dụng tự động hóa vẫn còn khá thấp. Điều này có thể xem là cơ hội cho những doanh nghiệp hoặc những nhà cung cấp các giải pháp tự động hóa khi mà họ còn rất nhiều "đất" để tiếp tục cải tiến, đổi mới, nâng cấp các quy trình mức độ cao hơn và phức tạp hơn. Nền công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ đáng ngạc nhiên và dự đoán sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 (theo Research 4.0). Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho các nhà sản xuất để tăng tốc chiến lược và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.
Nỗ lực cùng doanh nghiệp Việt tự động hóa
Đón đầu và nhận định tự động hóa chính là xu hướng tất yếu của các ngành công nghiệp hiện nay, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Kỹ thuật Đức Phát đã xây dựng và phát triển đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên con đường tự động hóa. Ở Đức Phát, không chỉ đơn thuần là cung cấp máy móc mà còn cung cấp cả giải pháp công nghệ, đem lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tự động hóa sản xuất, tối đa hóa các tính ưu việt của sản phẩm.
Theo đại diện Đức Phát - đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất cho khách hàng tại Việt Nam, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng tác động từ môi trường xung quanh. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.
"Trong năm 2024, Đức Phát cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng, cập nhật máy móc với công nghệ mới nhất, luôn lắng nghe câu chuyện của khách hàng và cùng nhau hướng tới những đột phá mới. Đức Phát đã, đang và sẽ tiếp tục đem đến cho khách hàng những máy móc, dây chuyền, giải pháp tốt nhất, trở thành đơn vị tư vấn, thiết kế và cung cấp thiết bị, máy móc hàng đầu Việt Nam", ông Nguyễn Đức Ngọc - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ & Kỹ thuật Đức Phát (website: ducphatvn.com) chia sẻ.
Tổ Quốc