MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ hãng lốp xe trở thành ‘người phán xử’ ẩm thực: Michelin có gì khiến cả thế giới ‘săn lùng’ như vậy?

07-06-2023 - 13:49 PM | Tài chính quốc tế

Từ hãng lốp xe trở thành ‘người phán xử’ ẩm thực: Michelin có gì khiến cả thế giới ‘săn lùng’ như vậy?

Thế lực đằng sau “ngôi sao Michelin” danh giá hóa ra là công ty bán lốp “có số có má” trên thị trường.

Michelin - Tập đoàn lốp xe nổi tiếng toàn cầu

Theo báo cáo tài chính 2022 của Michelin, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động cùng tình trạng lạm phát cao, tập đoàn vẫn ghi nhận doanh số bán hàng tăng 20,2% và thu nhập ròng đạt 2,106 tỷ USD - giảm nhẹ 3,2% so với năm 2021.

Được biết, doanh số tổng tăng là nhờ các sản phẩm không phải lốp xe tăng trưởng nhanh. Còn nhu cầu lốp xe giảm do ảnh hưởng một phần từ đại dịch Covid-19.

Tính đến tháng 6/2023, vốn hóa thị trường Michelin đang ở mức 20,79 tỷ USD, đứng thứ 829 trên thế giới theo thống kê của Companies Market Cap.

Từ hãng lốp xe trở thành ‘người phán xử’ ẩm thực: Michelin có gì khiến cả thế giới ‘săn lùng’ như vậy? - Ảnh 1.

Ngoài ra, theo một ước tính, Michelin guide - cuốn cẩm nang đánh giá nhà hàng của hãng có thể làm tăng 3% doanh số bán lốp xe mỗi khi nó được bán tại 1 thị trường mới. Kể từ khi ra mắt, Michelin đã bán được hơn 30 triệu Michelin guide.

Một hãng lốp xe của Pháp bỗng thành “người phán xử” ẩm thực

Vào năm 1889, tại thành phố Clermont-Ferrand (Pháp), hai anh em Andre Michelin và Edouard Michelin đã thành lập một công ty chuyên về lốp xe.

Từ hãng lốp xe trở thành ‘người phán xử’ ẩm thực: Michelin có gì khiến cả thế giới ‘săn lùng’ như vậy? - Ảnh 2.

Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tại thời điểm đó, toàn ngành công nghiệp ô tô của Pháp chưa có đến 3.000 chiếc xe được lưu thông - hoạt động thay lốp trở nên “khó nhằn”.

Vì vậy, ngoài mong muốn cung cấp cho khách du lịch những thông tin hữu ích cho chuyến đi của họ, hai anh em còn muốn thu hút khách hàng cũng như khuyến khích mọi người mua ô tô nhiều hơn - thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Để hiện thực hóa, họ đã tạo ra cuốn cẩm nang Michelin guide, bao gồm lộ trình chuyến đi tham quan thú vị, các địa điểm ăn uống và thông tin về những địa điểm đổ xăng hay hướng dẫn cách thay lốp.

Michelin guide đã được phát miễn phí trong thời gian đầu. Nhưng Andre Michelin sớm nhận ra "mọi người chỉ trân trọng những gì mà họ phải trả tiền". Vì vậy Michelin guide phiên bản mới đã được ra mắt vào năm 1920 và được bán với giá 7 Franc vào thời điểm đó.

Đến năm 1926, Michelin đã "tặng sao" cho các cơ sở ăn uống cao cấp - những địa điểm được cho là có chất lượng đồ ăn ngon và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Đến năm 1931, hệ thống xếp hạng đã phát triển thành cấu trúc 3 sao như ngày nay chúng ta vẫn thấy. Cẩm nang “chỉ dẫn” các quán ăn ngon này bỗng trở nên nổi tiếng và được nhiều khách du lịch coi là “bảo bối”.

Cuối cùng, vào năm 1936, hướng dẫn đã công bố tiêu chí xếp hạng sao.

- Một sao: Một nhà hàng có chất lượng hàng đầu so với nhóm nhà hàng cung cấp món ăn tương tự.

- Hai sao: Chất lượng xuất sắc, đáng để thay đổi hành trình để thưởng thức.

- Ba sao: Tinh tế, tuyệt vời - đủ sức thuyết phục khách hàng phải lập kế hoạch đến trải nghiệm.

Năm 1955, Michelin đã giới thiệu thêm tiêu chí “Bib Gourmand” - giải thưởng ghi nhận những nhà hàng có đồ ăn ngon cùng giá cả phải chăng. Điều này đánh trúng tâm lý của nhiều người tiêu dùng khi không có quá nhiều ngân sách mà vẫn muốn đến những nhà hàng uy tín.

Đối với các tiêu chí xếp hạng, trong những năm 1920, anh em nhà Michelin đã thuê một đội bí mật được gọi là “Thanh tra Michelin” để đi thưởng thức, trải nghiệm và đánh giá. Họ được cho là những người có chuyên môn cao cũng như niềm đam mê ẩm thực lớn.

Sự danh giá của sao Michelin

Cho đến ngày nay, nhận được một, hai hoặc ba sao Michelin là một cột mốc quan trọng và danh giá đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nhà hàng nào trong ngành ẩm thực. Nó được cho là thước đo về độ ngon cũng như phong cách phục vụ tốt.

Gordon Ramsay là một đầu bếp nổi tiếng hàng đầu thế giới. Không những người trong ngành mà công chúng cũng biết đến vị đầu bếp này. Ông nổi tiếng vì kỹ tính và đòi hỏi rất cao đối với món ăn.

Từ hãng lốp xe trở thành ‘người phán xử’ ẩm thực: Michelin có gì khiến cả thế giới ‘săn lùng’ như vậy? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, Gordon Ramsay thật sự đã khóc khi nhà hàng Gordon Ramsay at the London ở New York của ông bị mất hai sao Michelin vào năm 2013. Điều này đã cho thấy “Sao Michelin” danh giá đến mức nào. Hiện tại chỉ có 137 nhà hàng khắp thế giới được vinh dự nhận 3 sao Michelin.

Tổng hợp 









Nhất Lưu

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên