MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ mệt mỏi kéo dài đến ung thư chỉ cách nhau 4 'bước', muốn tránh cần làm ngay 3 việc sau kẻo sau này hối hận không kịp

07-05-2023 - 12:40 PM | Sống

Từ mệt mỏi kéo dài đến ung thư chỉ cách nhau 4 'bước', muốn tránh cần làm ngay 3 việc sau kẻo sau này hối hận không kịp

Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hết nhưng trên thực tế, điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.

Anh Lý ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc làm việc trong ngành quảng cáo, mới được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối vào đầu năm nay. Vì công việc bận rộn nên anh Lý thường xuyên làm thêm ngoài giờ, thức khuya trong thời gian dài, thường xuyên di chuyển nhiều nơi đi công tác và những bữa tiệc với khách hàng, đối tác là một phần trong cuộc sống của anh.

Hai năm gần đây, anh Lý thường xuyên bị đau bụng, ợ chua, cơ thể mệt mỏi nhưng không quá lưu tâm, nghĩ mình vẫn còn trẻ, có nền tảng thể lực nên chỉ một thời gian nghỉ ngơi thì sẽ hết. Thế nhưng dù anh Lý có ăn nhiều thì vẫn sụt cân rõ rệt, đến bệnh viện kiểm tra mới biết đã mắc ung thư giai đoạn cuối.

384858c3424e44d68d095c4f7370e92d~noop.jfif

Ảnh minh họa

Những triệu chứng khó chịu trong cơ thể trước đây thực chất là dấu hiệu của sự suy thoái của cơ thể từ mệt mỏi đến ung thư, nhưng do người bệnh chủ quan nên không khám chữ kịp thời.

Từ mệt mỏi đến ung thư chỉ mất 4 bước

Bác sĩ Diêu Văn Tú, trưởng khoa Ung thư, bệnh viện Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho biết nhiều người có thói quen thức khuya thường rơi vào tình trạng mệt mỏi trong thời gian dài, cho rằng cơ thể suy nhược, mất ngủ, đau đầu một thời gian sau đó sẽ khỏi. Nhưng trên thực tế, trạng thái mệt mỏi kéo dài có thể dẫn đến những biến đổi bệnh lý. Nữ giới dễ bị u xơ vú, u xơ tử cung…, nam giới dễ bị u nang gan, u tuyến giáp…, nặng có thể dẫn đến ung thư.

Trong một bài báo trên tờ People's Daily của Trung Quốc, các bác sĩ đã nhận định có 4 bước đi từ mệt mỏi đến ung thư. Bước đầu là mệt mỏi nhẹ, mất tập trung, mỏi người là dấu hiệu bạn nên nghỉ ngơi, hít một hơi thật sâu, ăn một chút đồ ngọt để tăng nồng độ oxy và lượng đường trong máu để cơ thể có thêm năng lượng.

Bước thứ 2 là khi bạn rơi vào trầm cảm, chán ăn, táo bón và nghiến răng khi ngủ. Nếu phát hiện những triệu chứng này, bạn có thể giảm cường độ làm việc một cách hợp lý, tập thể dục 3 lần/tuần để thư giãn đầu óc, tắm nước nóng trước khi đi ngủ để cơ thể được thả lỏng.

0f9d5f36bae04776a27e2f5edc2746db~noop.jfif

Ảnh minh họa

Bước thứ 3 là sự biến đổi bên trong của các cơ quan quan trọng. Nếu vai, lưng, thắt lưng và các bộ phận khác đau dai dẳng, kèm theo chóng mặt kéo dài, mất ngủ, đau dạ dày, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời.

Bước thứ 4 là khi có thể đã có dấu hiệu ung thư. Mệt mỏi kéo dài làm giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư ẩn trong cơ thể, các khối u cơ quan tiêu hóa luôn gắn với dấu hiệu là mệt mỏi và táo bón.

Ngoài ung thư, mệt mỏi kéo dài có thể mang lại nhiều rủi ro khác cho sức khỏe như khiến máu lưu thông kém, các tế bào miễn dịch trong cơ thể yếu đi, khiến vi trùng dễ dàng xâm nhập, làm tăng khả năng bị cảm, sốt và các bệnh khác. Việc thức khuya gây mệt mỏi cũng làm rối loạn chức năng gan, dễ nhiễm virus viêm gan, huyết áp tăng cao cũng có thể gây đột quỵ.

Bên cạnh đó, làm việc quá sức sẽ tăng gánh nặng cho tim, dễ bị co thắt động mạch, thiếu oxy cơ tim, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim trong trường hợp nặng.

Khi mệt mỏi kéo dài, làm ngay 3 việc này

Đầu tiên, hãy bắt đầu với chế độ ăn. Hãy ăn các bữa trong ngày đúng giờ để cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau ăn hợp lý, tránh vừa làm vừa ăn để cơ thể có thời gian thư giãn, giảm mức độ căng thẳng. Ăn nhiều rau quả tươi bổ sung vitamin và nước, giúp máu lưu thông. Cần tránh uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

bd79409c949e4fbeb579db7b5d2bce0d~noop.jfif

Ảnh minh họa

Tiếp theo, bạn nên bắt đầu một số bài tập thể dục hàng ngày như chạy bộ, đi bộ nhanh. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ tiết ra chất dopamin giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Thói quen tắm nước nóng, ngâm chân nước nóng cũng có tác dụng xoa dịu cơ thể đau nhức.

Cuối cùng, đừng quên chăm sóc sức khỏe tinh thần. Học cách điều tiết cảm xúc của mình, tâm sự với người thân và bạn bể để cho cảm xúc của mình một lối thoát giúp bạn phục hồi tinh thần một cách tốt nhất. Tránh nóng giận nhiều vì có thể ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, gây mệt mỏi cho cơ thể. Đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là một phần quan trọng để tinh thần minh mẫn và hạnh phúc hơn.

Phương Linh

Trí thức trẻ

Trở lên trên