Từ năm 45 tuổi, dù có năng lực đến đâu, bạn cũng phải chừa cho mình 4 con đường lui để ổn định, là nhân tố sống còn cho nửa đời về sau
Dù có năng lực đến đâu thì giai đoạn này, chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Hãy bắt đầu chừa cho mình 4 con đường lui để ổn định sau đây.
- 05-12-20217 loại thực phẩm cực tốt cho tâm trạng, ngăn ngừa stress: Nhóm màu vàng kích thích tiết hormone hạnh phúc, tốt cho cả già lẫn trẻ
- 04-12-2021Không có gì sánh bằng tình thương của mẹ: 32 năm tìm con trong vô vọng, cái ôm siết ngày trùng phùng khiến ai cũng rơi nước mắt
- 02-12-2021Một loại rau rẻ bèo ở Việt Nam nhưng có tác dụng hạ đường huyết vượt trội, chữa ngay mỡ máu cao
Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống bất trắc luôn luôn là một vấn đề quan trọng. Tương tự với việc tiết kiệm tiền cho những chuyện rủi ro về kinh tế, bạn cũng phải đề phòng cả rủi ro trong công việc, có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình.
Nếu chỉ tập trung vào giai đoạn suôn sẻ hiện tại, quên mất đề phòng, bạn rất dễ tự chuốc lấy phiền phức trong tương lai. Liệu ngày sau, tháng sau hoặc năm sau, công ty của bạn có còn tăng trưởng ổn định hay không? Ngành nghề này còn tiếp tục phát triển hay không? Liệu thu nhập có bị cắt giảm, bạn có trở thành người bị đào thải hay không?
Những người thiếu ý thức khủng hoảng dễ bị vùi dập trong xu thế của môi trường và rơi vào tình trạng rối ren. Chỉ khi nào chuẩn bị sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất, bạn mới có thể vững tâm cho nửa đời sau của mình.
Đặc biệt là đối với những người trung niên, sau khi bước qua tuổi 45, dù có năng lực đến đâu cũng phải chừa cho mình 4 con đường lui để ổn định sau đây:
01. Tiếp tục “sạc pin” và bắt đầu "đa nghề"
Khi một người bước qua tuổi trung niên, họ sẽ phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh rất lớn. Thế hệ người trẻ có đam mê, có nhiệt huyết, thậm chí không ít người như “sóng sau xô sóng trước”, có bản lĩnh và khả năng thích nghi cao hơn, lại sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn. Điều này tạo ra nguy cơ bị đào thải đối với thế hệ nhân viên cũ.
Chính nhân tố thiếu việc làm, giảm thu nhập sẽ tạo cho người trung niên cảm giác khủng hoảng về kinh tế. Thậm chí có người còn chán nản, bất an vì lo sợ trong tương lai không còn điều kiện để lo cho gia đình.
Trên thực tế, rất nhiều người sẽ bị mắc kẹt trong vòng xoáy này vì đặt toàn bộ tâm huyết, thời gian và công sức vào một công việc chính thức duy nhất. Điều này tương tự với tình huống “đặt hết trứng vào một giỏ”. Khi cái giỏ đó gặp nguy hiểm, bạn sẽ mất toàn bộ số trứng của mình.
Trong khi đó, thời đại càng phát triển thì các hoạt động kinh doanh bên lề cũng tăng theo. Một nhân viên văn phòng cũng có thể kinh doanh online trên Internet một cách dễ dàng. Khi đã có vài nghề trong tay, mất một nghề cũng không tạo thành vấn đề ảnh hưởng tới “sống còn”.
Có người hỏi, sao không làm một công việc thôi, kiêm nhiệm nhiều việc thế làm gì cho vất vả. Người này trả lời: "Phải không ngừng tiếp nhận kiến thức mới và không ngừng học hỏi những lĩnh vực mới, chúng ta mới có thể theo kịp thời đại".
Học hỏi chính là cách “sạc pin” hiệu quả nhất để chúng ta luôn ở vào trạng thái tốt nhất, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn bên ngoài. Nếu không chăm chỉ “sạc pin” cho bản thân, bạn chỉ có thể bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
02. Tinh giản và sàng lọc, đã tốt 1 thì phải nỗ lực để tốt 10
Trong xã hội ngày nay, có một khái niệm rất được coi trọng gọi là "Break Off".
Cắt bỏ mọi thứ không cần thiết, từ bỏ những việc vô nghĩa, rời xa những người bạn vô giá trị. Việc tinh giản và sàng lọc nên bắt đầu ngay từ những sự vật, sự việc xung quanh. Sau đó, bạn sẽ thấy cuộc đời mình được nâng tầm rõ rệt.
Đôi khi, không phải “càng nhiều càng tốt”, mà bản chất của mọi việc lại là “càng ít càng tốt”. “Nhiều” hay “ít” không phải vấn đề về số lượng, mà đó là vấn đề về tinh hoa.
Trong cuộc sống, chỉ khi theo đuổi những gì xuất sắc nhất, chúng ta mới ngày càng phát triển tốt hơn. Vì vậy, từ bỏ những con người và những sự vật không cần thiết có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân. Từ tốt 1 phần phải nỗ lực để tốt hơn 10 phần.
Dù là bạn bè hay tình cảm, đừng theo đuổi quá nhiều, hãy cứ theo đuổi thứ “phù hợp” nhất. Ảnh: Toutiao
03. Kiểm soát dục vọng, đừng vắt kiệt cơ thể
Ở tuổi trung niên, cơ thể sẽ ngày càng lão hóa, tình trạng thể chất dần giảm sút. Chúng ta không thể thay đổi xu hướng này nhưng lại có thể làm chậm quá trình xuống dốc.
Điều cần làm chính là “kiềm chế” những ham muốn và dục vọng cá nhân, đừng để sự tham lam lấn át lý trí, rồi tự mình hại mình.
Thông thường, những ham muốn của con người chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh, một là ham muốn về tình cảm, hai là ham muốn về tiền tài, danh vọng và sự giàu có. Ham muốn đầu tiên ảnh hưởng đến sự ổn định của gia đình và năng lượng tinh thần của mỗi người. Ham muốn thứ hai có thể chi phối và khiến chúng ta đi lầm đường chệch hướng. Do đó, dù ở khía cạnh nào, chúng ta cũng phải tuân theo nguyên tắc “phù hợp”.
Cái gì quá nhiều cũng sẽ dẫn đến thấu chi. Vừa phải mới có thể tồn tại lâu dài.
Chú trọng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Ảnh: Toutiao
04. Đi chậm mà chắc, lấy sức khỏe làm tiền đề
Ở độ tuổi này, nên chấp nhận ổn định hay đánh liều với vận may?
Đánh liều là cách chơi của người có điều kiện. Họ có nhiều vốn liếng để gánh chịu nguy cơ thua lỗ, mất mát. Trong khi đó, đi chậm mà chắc, kiếm tìm sự ổn định là sự lựa chọn của đa số người bình thường.
Để đưa ra quyết định, quan trọng nhất là chúng ta cũng phải tự hiểu bản thân, biết rõ bản thân cần gì và đừng quá cố làm mọi việc một cách mù quáng. Lấy làm việc và nghỉ ngơi làm ví dụ, chúng ta không nên quá tập trung vào một bên mà cần kết hợp từ cả hai phía. Đi làm khi đến giờ làm việc và nghỉ ngơi thật tốt khi cơ thể cần. Chú ý đảm bảo sức khỏe trước những căn bệnh tuổi già đáng sợ.
Khi đã làm được những điều trên, bạn có thể an tâm tận hưởng cuộc sống ổn định về sau.
*Nguồn Toutiao